OPEC+ sẽ thảo luận những gì trong cuộc họp chính sách sắp tới?
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến trong hai ngày 30/11 và 1/12 tới để đưa ra quyết sách cuối cùng về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục tạo áp lực giảm đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Cuộc họp trên diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới đang kỳ vọng sẽ thoát khỏi một năm 2020 thảm hại khi OPEC+ buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng để ứng phó với việc nhu cầu tiêu thụ bị thu hẹp đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 4/2020, mức cắt giảm sản lượng hiện tại của OPEC+ là 7,7 triệu thùng/ngày có thể giảm xuống 5,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2021, song hầu hết các nhà quan sát đều dự đoán mức cắt giảm hiện tại sẽ được kéo dài thêm từ 3-6 tháng.
Trong những tuần gần đây, các nhà sản xuất dầu chủ chốt thuộc OPEC+ đã có hàm ý rằng việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể được nhóm này xem xét trong cuộc họp chính sách sắp tới, bất chấp những thông tin tích cực về việc phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 của một số hãng dược phẩm trên thế giới.
Các hãng dược phẩm AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna mới đây đều đã thông báo về kết quả thử nghiệm đáng khích lệ của vắc-xin ngừa COVID-19 mà họ nghiên cứu. Điều này đã mang lại triển vọng sáng sủa hơn cho nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.
Tuy nhiên, trong khi hiệu quả của vắc-xin sẽ cần có thêm thời gian để kiểm nghiệm, OPEC và các đồng minh sẽ tập trung vào việc hỗ trợ giá dầu trong quý đầu tiên và có thể là quý thứ hai của năm 2021.
Mặc dù việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng là kịch bản dễ xảy ra nhất tại cuộc họp của OPEC+ trong tuần tới, nhưng vẫn luôn tồn tại khả năng xảy ra bất đồng giữa 23 quốc gia liên quan.
Hồi tháng Ba năm nay, Saudi Arabia và đồng minh quan trọng là Nga đã bước vào cuộc chiến giá dầu khi Nga từ chối đề xuất tiếp tục cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia, khiến quốc gia Trung Đông này có màn đáp trả gay gắt bằng tuyên bố tăng sản lượng lên mức kỷ lục và khiến thế giới “ngập” dầu giá rẻ.
Vào giữa tháng 11/2020, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) bày tỏ sự miễn cưỡng trước viễn cảnh áp dụng đầy đủ các hạn mức cắt giảm sản lượng tới vào cuối năm nay.
Sau đó, một chủ đề nhạy cảm nổi lên, đó là liệu tất cả các thành viên hiện đang tuân thủ các hạn ngạch cắt giảm sản lượng đã được quy định hay không. Những nước vẫn đang vượt sản lượng được phân bổ như Iraq và Nigeria thường xuyên phải hứng chịu những chỉ trích từ Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia Abdelaziz bin Salman.
Trọng tâm chính của OPEC là giá dầu thô, hiện đã trở lại gần mức trước đại dịch là từ 45-50 USD/thùng đối với cả dầu ngọt nhẹ (WTI) và dầu Brent Biển Bắc. Song các thành viên của tổ chức này vẫn đang phải theo dõi sát sao số liệu về sản xuất dầu mỏ bên ngoài khối, cũng như lượng dầu hiện đang có trong các kho dự trữ.
Sản lượng của nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới ngoài OPEC là Mỹ hiện đã giảm từ mức cao nhất lịch sử vào đầu năm nay xuống còn khoảng 11 triệu thùng/ngày. Xu hướng này khó có thể bị đảo ngược khi người giành ưu thế trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ Joe Biden, theo truyền thông Mỹ, đã cam kết sẽ không hạn chế nhiều hoạt động khai thác dầu mỏ.
Ngoài ra, OPEC cũng sẽ phải chú ý đến sự gia tăng sản lượng của ba thành viên đã được miễn áp dụng hạn ngạch cắt giảm sản lượng là Libya, Iran và Venezuela./.
>> OPEC+ xem xét khả năng trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng tuần thứ tư liên tiếp
12:18' - 28/11/2020
Giá dầu thế giới đã tăng tuần thứ tư liên tiếp, với giá dầu Brent kỳ hạn đã tăng lên gần 50 USD/thùng sau khi ba công ty dược phẩm lớn công bố thông tin về vắc-xin ngừa COVID-19.
-
Doanh nghiệp
ExxonMobil ngừng đàm phán bán các mỏ dầu và khí đốt ở eo biển Bass
08:26' - 28/11/2020
Tập đoàn năng lượng toàn cầu ExxonMobil đã bỏ kế hoạch bán cổ phần trong các mỏ dầu và khí đốt khổng lồ ở eo biển Bass ngoài khơi bang Victoria, Australia sau hơn 1 năm đàm phán.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Ukraine kêu gọi đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất khẩu lương thực
08:05'
Phó Thủ tướng thứ nhất của Ukraine Yulia Svyrydenko đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần giúp đảm bảo lối đi an toàn cho các tàu xuất khẩu lương thực bên ngoài thành phố cảng Odessa.
-
Hàng hoá
Phiên 23/5 giá dầu thế giới biến động nhẹ
07:44'
Phiên 23/5 giá dầu thế giới biến động nhẹ khi các nhà đầu tư đứng giữa mối lo ngại về một cuộc suy thoái và triển vọng nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ cao hơn cũng như kế hoạch mở cửa của Thượng Hải.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng trong chiều 23/5
16:32' - 23/05/2022
Stephen Innes cho biết giá dầu đã được hỗ trợ nhờ thị trường xăng vẫn thắt chặt do nhu cầu lớn trước thời gian “đỉnh điểm” của mùa đi lại ở Mỹ.
-
Hàng hoá
Giá xăng tăng hơn 600 đồng
14:59' - 23/05/2022
Trong kỳ điều chỉnh lần này, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 680 đồng, RON 95 tăng 670 đồng/lít đồng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng phiên đầu tuần khi mùa lái xe ở Mỹ đến gần
10:50' - 23/05/2022
Giá dầu châu Á tăng vào đầu phiên 23/5 do nhu cầu nhiên liệu của Mỹ cùng nguồn cung thắt chặt và đồng USD yếu hơn đã hỗ trợ thị trường.
-
Hàng hoá
Giá lợn hơi đi ngang trong phiên đầu tuần
08:52' - 23/05/2022
Cập nhật bảng giá lợn hơi tại miền Bắc, miền Nam, miền Trung mới nhất hôm nay 23/5.
-
Hàng hoá
Kết nối tiêu thụ cho vải thiều sớm Tân Yên
16:02' - 22/05/2022
Vài ngày nữa, vải thiều sớm ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch.
-
Hàng hoá
Lý do Italy phải tăng mạnh nhập khẩu dầu thô của Nga
19:29' - 21/05/2022
Theo công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, trong tháng 5 này, Nga đã xuất khẩu khoảng 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày sang Italy, gấp hơn 4 lần so với tháng 2 và là mức cao nhất kể từ năm 2013.
-
Hàng hoá
Ra mắt kho lưu trữ thực phẩm cho người khó khăn tại khu vực ĐBSCL
17:06' - 21/05/2022
Các đối tượng hướng đến là người khó khăn, người vô gia cư, người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, mái ấm, trẻ em khuyết tật, khu trọ nghèo, công nhân thất nghiệp, người khó khăn vùng sâu vùng xa...