OPEC "tiến thoái lưỡng nan" sau chiến thắng của ông Donald Trump
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giới chuyên gia năng lượng nhận định rằng chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng đang đặt Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến kế hoạch điều chỉnh sản lượng dầu thô, khi chỉ còn ba tuần nữa, cuộc họp thường kỳ của tổ chức này sẽ diễn ra tại Vienna.
Ngay từ giai đoạn tranh cử, ông Trump đã bày tỏ quan điểm muốn nước Mỹ hoàn toàn độc lập trong vấn đề năng lượng, đồng thời chủ trương dỡ bỏ một số hạn chế đối với việc khoan dầu. Ông cũng ủng hộ chính sách tăng cường khai thác dầu khí đá phiến và khí đốt tự nhiên.
Nếu chính sách này được thực thi, lượng cung sẽ tăng và dầu thô nhiều khả năng sẽ tiếp tục rớt giá trong dài hạn. Chiến lược năng lượng của ông Trump một mặt có thể giúp Mỹ gia tăng thị phần trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, song mặt khác nó cũng mang lại mối quan ngại không nhỏ cho OPEC.
Giới chuyên gia cho rằng kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trên thị trường dầu mỏ.
Các chính sách theo chiều hướng hỗ trợ các doanh nghiệp như các quy định trong lĩnh vực năng lượng được nới lỏng, chi phí khai thác dầu và thuế lợi nhuận công ty hứa hẹn giảm sau khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017 sẽ khuyến khích các công ty năng lượng Mỹ tăng cường khai thác dầu, đồng thời cho phép họ khai thác với chi phí thấp hơn.
Những yếu tố này đồng nghĩa với việc sức ép lên OPEC sẽ gia tăng. Nếu OPEC muốn hỗ trợ giá dầu, hiện dao động quanh ngưỡng 46 USD/thùng, chỉ còn một nửa so với thời điểm năm 2014, tổ chức này sẽ phải ra quyết định cắt giảm sản lượng trong cuộc họp ngày 30/11 tới.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, khoảng 52% sản lượng dầu thô của nước này, tương đương 4,9 triệu thùng/ngày, trong năm 2015 là từ dầu đá phiến.
Trong khi đó, theo số liệu của S&P Global Platts, lượng dầu thô các thành viên OPEC khai thác trong tháng 10/2016 đứng ở mức 33,54 triệu thùng/ngày.
OPEC hiện duy trì sản lượng ở mức tương đối cao, do lo ngại rằng việc họ cắt giảm sản lượng sẽ giúp các nước sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC, trong đó có Mỹ, gia tăng thị phần trên thị trường năng lượng thế giới./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phục hồi sau chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump
16:04' - 10/11/2016
Trong phiên 10/11, thị trường dầu mỏ châu Á phục hồi sau cú sốc ban đầu trước chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ,dù các nhà giao dịch cho rằng nền tảng thị trường vẫn yếu
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng sau chiến thắng của ông Donald Trump
08:50' - 10/11/2016
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch ngày 9/1, trong bối cảnh chứng khoán và đồng USD tăng trở lại sau khi đã trượt dốc trước đó.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu châu Á đi xuống sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đầy bất ngờ
16:07' - 09/11/2016
Ngay sau khi “cán cân” chiến thắng nghiêng về ông Trump, thị trường dầu châu Á đã biến động theo chiều hướng đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC: Giá dầu ước sẽ tăng 5 USD/năm từ nay đến năm 2020
14:34' - 09/11/2016
OPEC nêu ra nhiều yếu tố làm giảm nhu cầu dầu, từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc đến việc nợ của các gia đình cao ở một số nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.