Pfizer, Moderna sẽ "bỏ túi" hàng tỷ USD nhờ mũi tiêm bổ sung
Các nhà phân tích và đầu tư chăm sóc sức khỏe dự đoán hãng dược phẩm Pfizer, BioNTech và Moderna Inc có thể thu về hàng tỷ USD từ mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 bổ sung trong những năm tới, ngang với mức doanh thu 6 tỷ USD hằng năm từ việc bán vaccine cúm.
Trong bối cảnh biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh đang hoành hành, hiện danh sách các chính phủ quyết định tiêm mũi vaccine bổ sung cho người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu đang ngày một dài, trong đó có Chile, Đức và Israel. Anh và Mỹ, cùng nhiều nước khác, cũng dự kiến triển khai kế hoạch này.
Thống kê cho thấy, Pfizer cùng với đối tác BioNTech của Đức và Moderna đã cùng nhau thu được hơn 60 tỷ USD từ việc bán vaccine ngừa COVID-19 chỉ trong năm 2021 và 2022.
Giới phân tích dự báo doanh thu trong năm 2023 của Pfizer/BioNTech sẽ đạt hơn 6,6 tỷ USD và của Moderna đạt 7,6 tỷ USD, chủ yếu nhờ doanh thu bán vaccine liều bổ sung.
Các nhà sản xuất vaccine cho rằng có bằng chứng cho thấy mức độ kháng thể suy yếu ở những người được tiêm vaccine sau 6 tháng, cũng như tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ gia tăng ở những nước bị biến thể Delta tấn công.
Điều này hỗ trợ cho lập luận cần tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 bổ sung. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã đặt nghi vấn về việc liệu có đủ bằng chứng để chứng minh tiêm mũi bổ sung là cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi và khỏe mạnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề nghị chính phủ hoãn triển khai việc tiêm mũi bổ sung cho đến khi thế giới có nhiều người hơn được tiêm mũi 1 vaccine ngừa COVID-19.
Theo giới phân tích, nếu việc tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 bổ sung là cần thiết đối với công chúng, thị trường vaccine ngừa COVID-19 sẽ tương tự với vacicne cúm.
Mỗi năm các nhà sản xuất vaccine cung cấp cho thị trường hơn 600 triệu liều vaccine phòng cúm mỗi năm.
Hiện có 4 “kỳ phùng địch thủ” sản xuất vaccine cúm tại thị trường Mỹ. Đây cũng là những nhà sản xuất thu được nhiều lợi nhuận nhất, chiếm khoảng 1/2 doanh thu toàn cầu.
Nhà phân tích Steve Chesney, thuộc Atlantic Equities, tỷ lệ tiêm vaccine phòng cúm ở các nước đang phát triển hiện chiếm khoảng 50% dân số mỗi năm và việc tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 bổ sung có thể sẽ diễn ra theo mô hình tương tự với vaccine phòng cúm nếu kế hoạch này được triển khai rộng rãi.
Theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ, hiện 1 liều vaccine phòng cúm có giá dao động từ 18-25 USD và cạnh tranh khiến giá vaccine tăng có kiểm soát.
Trong năm 2021, các nhà sản xuất vaccine tăng khoảng 4 hoặc 5% giá bán. Tuy nhiên, Pfizer và Moderna đều có quyền tăng giá bán liều bổ sung, cho đến khi xuất khi các nhà đối thủ khác.
Thực tế ban đầu Pfizer ấn định giá bán 19,5 USD/liều vaccine tại Mỹ và 22,9 USD/liều tại Liên minh châu Âu, và trong các thỏa thuận sau đó, hãng này đã nâng giá bán lần lượt là 24% và 25%.
Hiện AstraZeneca và Johnson & Johnson đều đang thu thập thêm dữ liệu về mũi tiêm bổ sung.
Nhà phân tích Damien Conover của Morningstar cho rằng hiện có nhiều công ty vẫn chưa xuất hiện trên thị trường, và trong 1 năm tới, tất cả các nhà sản xuất vaccine đều đưa ra kế hoạch triển khai mũi vaccine bổ sung.
Trong khi đó, vẫn còn quá nhiều điều chưa chắc chắn về cách thức triển khai việc tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 bổ sung tại Mỹ, trong đó có khả năng người dân sẽ được tiêm mũi vaccine bổ sung bằng loại vaccine khác so với mũi trước.
Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ cũng đang triển khai nghiên cứu việc tiêm kết hợp vaccine và một số nước đã triển khai kế hoạch này
Giới phân tích đã nhắc tới một yếu tố giúp kiềm chế đà tăng giá vaccine tại Mỹ, đó là nếu chính phủ tiếp tục trả tiền vaccine, thì họ có thể đàm phán giá trực tiếp với các nhà sản xuất vaccine, cũng như tận dụng sức mua để khống chế việc tăng giá./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tiêm 3 mũi vaccine của CNBG và Sinopharm ghi nhận hiệu quả thế nào?
08:30' - 13/08/2021
CNBG lưu ý tuy tiêm mũi thứ 3 sẽ giúp bảo vệ người tiêm chống chọi hiệu quả hơn với virus gây bệnh COVID-19 trong dài hạn, nhưng việc đảm bảo được tiêm đủ 2 mũi vẫn là mục tiêu quan trọng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tích hợp cơ sở dữ liệu dân cư để quản lý tiêm vaccine phòng COVID-19
22:07' - 12/08/2021
Bộ Công an đã làm việc với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông về chia sẻ dữ liệu dùng chung trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm phục vụ công tác truy vết và quản lý tiêm phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Mũi tiêm vaccine thứ ba của Pfizer có tác dụng phụ tương tự mũi thứ hai
08:00' - 09/08/2021
Một khảo sát ban đầu tại Israel cho thấy hầu hết những người được tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đều có các tác dụng phụ tương tự hoặc ít hơn so với khi tiêm mũi thứ hai.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành 13.000 mũi tiêm thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Nano Covax phòng COVID-19
18:27' - 14/07/2021
Tính đến 14/7, các trung tâm tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine Nano Covax giai đoạn 3 đã hoàn thành toàn bộ 13.000 mũi tiêm (cả 2 đợt) thử nghiệm đầu tiên vaccine này cho các tình nguyện viên.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.