Phân biệt các ngân hàng có tên "Sài Gòn"
Hiện trong hệ thống có 4 ngân hàng chứa tên "Sài Gòn" bao gồm:
1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Tên tiếng Anh: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank- Tên giao dịch: Saigon Commercial Bank- Mã cổ phiếu: SCB- Hội sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM- Vốn điều lệ: 20.020 tỷ đồng.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank- Tên giao dịch: SACOMBANK- Mã cổ phiếu: STB- Hội sở chính: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM- Vốn điều lệ: 18.852 tỷ đồng3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB)
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương- Tên tiếng Anh: SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE- Tên giao dịch: SAIGONBANK- Mã cổ phiếu: SGB- Hội sở chính: 2C Phó Đức Chính, Quận 1, TP.HCM- Vốn điều lệ: 3.080 tỷ đồng4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội- Tên tiếng Anh: Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank- Tên giao dịch: SHB- Mã cổ phiếu: SHB- Hội sở chính: Số 77 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội- Vốn điều lệ: 26.674 tỷ đồngTrước nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến SCB, chiều 8/10, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành ngân hàng khẳng định SCB đã kiểm soát tình hình, thanh khoản của ngân hàng đang được giữ ổn định, ngân hàng đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền đúng theo quy định của pháp luật.Theo ông Hoàng Minh Hoàn, ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công An có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc phát hành mua bán trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, SCB đã thực hiện rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.SCB cam kết ngân hàng có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật.SCB đã tăng lượng tồn quỹ tiền mặt tại tất cả điểm giao dịch, đáp ứng nhu cầu thanh toán, rút tiền chính đáng của khách hàng. Đồng thời, SCB tăng cường lượng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo nhu cầu thanh toán liên ngân hàng, từ SCB qua ngân hàng khác và ngược lại.Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm, hiện SCB hiện đang hoạt động bình thường và ổn định. Phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định có biện pháp đảm bảo hoạt động liên tục của SCB. Lợi ích hợp pháp của người dân sẽ được đảm bảo.Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB./.- Từ khóa :
- Scb
- sacombank
- saigonbank
- shb
- ngân hàng sài gòn
- tin mới scb
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ngân hàng SCB lên tiếng về mối quan hệ với bà Trương Mỹ Lan và Công ty An Đông
14:10' - 08/10/2022
Ngân hàng SCB cho biết: Ngân hàng này đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB
07:27' - 08/10/2022
Sáng sớm ngày 8/10, Ngân hàng Nhà nước sớm khuyến cáo người dân không nên rút tiền trước hạn do lo ngại về những thông tin tiêu cực liên quan đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
-
Ngân hàng
SCB bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành
11:28' - 24/09/2022
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa có quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Minh Hoàn giữ vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành ngân hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 7/7: Giá ngoại tệ giảm nhẹ trong sáng đầu tuần
08:55'
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.995 - 26.355 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 4/7.
-
Ngân hàng
Đồng euro tăng giá mạnh đang đe dọa mục tiêu lạm phát
07:38'
Từ tháng 1/2025, đồng euro đã tăng giá khoảng 14%, gây ra lo ngại cho nhiều quan chức ECB sau khi lạm phát khu vực chạm mục tiêu 2% trong tháng 6/2025.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể tăng lãi suất vào cuối năm 2025
20:21' - 05/07/2025
Lạm phát tại Nhật Bản đang tăng mạnh một cách đáng ngạc nhiên, làm dấy lên khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay.
-
Ngân hàng
Vietcombank nhận cú đúp giải thưởng quản trị rủi ro tại Asian Banking and Finance Awards 2025
09:41' - 05/07/2025
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa được vinh danh tại Lễ trao giải Asian Banking and Finance Awards 2025 với hai giải thưởng danh giá ở cả phân khúc ngân hàng bán buôn và bán lẻ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/7: Giá mua vào đồng USD vượt mức 26.000 VND/USD
08:54' - 04/07/2025
Tại các ngân hàng thương mại vào lúc 8h25 sáng nay, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 26.010 - 26.370 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng ở cả chiều mua và bán.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao gấp đôi mức trung bình của nền kinh tế
19:18' - 03/07/2025
Tính đến ngày 26/6/2025, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024, tăng 18,87% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
16:18' - 03/07/2025
Tại Agribank, phát triển bền vững được hiện thực hóa thông qua hệ giá trị vững chắc đó là ba trụ cột: Môi trường, xã hội và quản trị.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/7: Giá USD và NDT cùng tăng sau thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại
08:57' - 03/07/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay 3/7 tăng lên mức 25.985 - 26.345 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Partnership Marketing dần trở thành xu hướng
15:27' - 02/07/2025
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt – đặc biệt là các thương hiệu vừa và nhỏ tìm đến một chiến lược marketing cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời: Partnership Marketing (Tiếp thị qua hợp tác thương hiệu).