Phân cấp, phân quyền để Hà Nội chủ động ngân sách thực hiện các dự án trọng điểm
Sáng 26/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với UBND thành phố Hà Nội về tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí của Hà Nội.
* Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ
Ghi nhận các ý kiến tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, Hà Nội đã chủ động chuẩn bị kỹ nhiều dự án trọng điểm của quốc gia và địa phương, phấn đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao song cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn khác.
"Việc giải quyết khó khăn của Hà Nội không chỉ tạo thuận lợi cho thành phố mà còn góp phần đưa ra cách thức xử lý vướng mắc cho các địa phương khác", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Xây dựng nghiên cứu, tiếp thu, giải đáp đầy đủ kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội, đề xuất cấp có thẩm quyền trên tinh thần tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương chủ động trong điều hành, bố trí ngân sách thực hiện các dự án trọng điểm theo tiến độ, nhu cầu. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo trong đàm phán, bố trí ngân sách nhà nước đối với một số dự án đường sắt đô thị sử dụng vốn ODA; lập dự án độc lập thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đồng thời với việc chuẩn bị thủ tục đầu tư đối với các dự án trọng điểm, cấp bách; phương án đẩy nhanh tiến độ xây dựng 3 cầu (Ngọc Hồi, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo); phương thức đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với trung tâm Hà Nội. Về các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, các địa phương vùng Thủ đô xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án giải quyết ô nhiễm không khí vùng Thủ đô; có kế hoạch cụ thể, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và cơ chế, chính sách kèm theo. Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Xây dựng phối hợp với thành phố Hà Nội để xác định, nắm rõ nguồn gây ô nhiễm, tỷ lệ, thời điểm ô nhiễm nặng...; từ đó có giải pháp, cơ chế để xử lý dứt điểm như di dời, đóng cửa cơ sở gây ô nhiễm nặng; áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cao hơn về khí thải phương tiện giao thông… Cùng với việc kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội triển khai các giải pháp trước mắt, lâu dài liên quan đến chấn chỉnh, bảo đảm trật tự an toàn giao thông tập trung vào một số nguyên nhân: Quy hoạch xây dựng đô thị, quản lý phương tiện giao thông, điều tiết giao thông..."Những chính sách có tác động lớn như hạn chế phương tiện cá nhân tại một số tuyến phố, đường, khu vực trọng điểm bằng công cụ kinh tế thay vì biện pháp hành chính; ứng dụng công nghệ trong giám sát, điều hành giao thông thông minh; bố trí các bến, điểm đỗ, tuyến giao thông công cộng... cần báo cáo Trung ương", Phó Thủ tướng nêu.
* Xử lý trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận đối với 10 dự án quan trọng Trước đó, báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, kế hoạch đầu tư công năm 2025 của Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ giao là 87.130 tỷ đồng, gấp 1,13 lần so với kế hoạch năm 2024. Xác định đầu tư công là động lực quan trọng, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã quyết liệt chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy kế hoạch đầu tư công. Đáng chú ý, UBND thành phố đã chỉ đạo phân luồng, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục đầu tư công; phân luồng "làn xanh", yêu cầu xử lý trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đối với 10 dự án quan trọng (cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm và cải tạo Quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục; cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu; cầu Trần Hưng Đạo; cầu Ngọc Hồi; cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến đường xung quanh Hồ Tây; cải tạo, chỉnh trang, bổ cập nước sông Tô Lịch; Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Khu công nghệ cao Sinh học; đường Vành đai 4-vùng Thủ đô; tuyến đường sắt đô thị số 5, Văn Cao-Hòa Lạc). Lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công của toàn thành phố tính đến ngày 24/3 là hơn 5.052 tỷ đồng, đạt 5,8% kế hoạch. Trong đó, giải ngân phần vốn ngân sách Trung ương là 5,26 tỷ đồng, đạt 0,1% kế hoạch; giải ngân phần vốn cân đối ngân sách địa phương là hơn 5.047 tỷ đồng, đạt 6,9% kế hoạch. Tại cuộc làm việc, đại diện Bộ Tài chính đã trao đổi cụ thể về giải pháp tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến bố trí, sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, việc thực hiện một số dự án đường sắt đô thị sử dụng vốn ODA... phía UBND thành phố Hà Nội nêu. Bên cạnh đó, các khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, trọng tâm là xác định nguồn gốc đất, giá đất, phương án bồi thường công trình xây dựng trên đất nông nghiệp... được đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường giải đáp.* Các giải pháp cấp bách, ưu tiên để bảo vệ sức khỏe người dân
Thông tin về chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông cho biết, Hà Nội đang trên đà tăng trưởng kinh tế nhưng lại kéo theo các hệ lụy về sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đặc biệt, chất lượng không khí đang có chiều hướng suy giảm trên diện rộng.Tùy từng thời điểm, mức độ các nguồn thải vào nồng độ bụi sơ cấp PM2.5 chiếm tỷ lệ khác nhau, trong đó cao nhất là nguồn giao thông (bao gồm cả bụi đường) khoảng 58-74%, tiếp đó là nguồn công nghiệp (từ 14-23%), nguồn nông nghiệp (từ 3,4-18,9%), nguồn dân sinh và đốt rác...
Do đó, các biện pháp cảnh báo cộng đồng và ứng phó với ô nhiễm không khí nghiêm trọng để bảo vệ sức khỏe người dân là cần thiết và ưu tiên. Thành phố đã rà soát, xây dựng các cơ chế chính sách quản lý môi trường không khí; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống quan trắc nhằm quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí; tập trung giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các nguồn phát sinh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, cảnh báo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hợp tác quốc tế... Tuy nhiên, một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu là chậm triển khai: Dự án lắp đặt, hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường không khí; đề án hạn chế phương tiện cá nhân; khung pháp lý chưa quy định rõ cơ chế phối hợp liên vùng, liên tỉnh; nguồn lực thực hiện quản lý chất lượng không khí, quan trắc còn hạn chế; việc xử phạt vi phạm hành chính còn khó khăn... Về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, ông Nguyễn Trọng Đông cho biết, quý I/2025, toàn thành phố xảy ra 306 vụ tai nạn giao thông, làm 117 người chết, 199 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 81 vụ, tăng 1 người chết, giảm 115 người bị thương. Tình hình ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp, đặc biệt trong thời điểm lễ tết, khung giờ cao điểm tại các tuyến trục chính, vành đai ra vào nội đô khi nhu cầu đi lại tăng đột biến và lượng phương tiện quá tải so với kết cấu hạ tầng. UBND thành phố đã chỉ đạo triển khai quyết liệt 8 nhóm giải pháp chính sách, cơ bản lâu dài và 6 nhóm giải pháp cấp bách trước mắt. Quý I/2025, thành phố đã xử lý được 3/37 điểm ùn tắc giao thông. Về vấn đề này, Trung tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng cần đánh giá toàn diện về tổ chức giao thông, vận tải hành khách công cộng; có lộ trình giảm phương tiện cá nhân tại một số tuyến, địa bàn trọng điểm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm phổ biến như vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm... Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Hà Nội sẽ đăng ký thực hiện mô hình "Thành phố an toàn giao thông" và tích cực thúc đẩy, kết hợp với các chương trình, đề án về giao thông thông minh, đô thị thông minh, phát triển giao thông công cộng xanh.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin chậm xử lý hồ sơ “làn xanh”
14:30' - 26/03/2025
Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, phản hồi kiến nghị về việc chậm trễ các hồ sơ “làn xanh”.
-
Kinh tế & Xã hội
Xem xét phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
22:06' - 25/03/2025
Thành phố thống nhất phương án tuyến đường kết nối từ sân bay Gia Bình về trung tâm Hà Nội (đoạn đi qua địa phận thành phố)
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Singapore tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
18:23' - 25/03/2025
Ra đón đoàn tại sân bay quốc tế Nội Bài có: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cường; Đại sứ Việt Nam tại Singapore Trần Phước Anh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng chương mới trong quan hệ hợp tác Bỉ - Việt Nam
16:30'
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đến Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ có ý nghĩa đặc biệt
15:54'
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva cùng dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil
14:10'
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, sáng 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đã dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành Nhà máy DACOVET và công bố thương mại vaccine dịch tả lợn châu Phi
13:19'
Sáng 29/3, tại thành phố Bắc Ninh, Tập đoàn Dabaco Việt Nam Lễ khánh thành Nhà máy vaccine DACOVET và công bố thương mại vaccine Dacovac-ASF2 – giải pháp đột phá chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng
12:42'
Sáng 29/3, UBND TP. Hồ Chí Minh và Công ty Nutifood khởi công xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, kết nối Công viên Bến Bạch Đằng (Quận 1) với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
12:33'
Việc sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư sẽ bổ sung quy trình thực hiện riêng dự án hợp tác công - tư PPP về khoa học công nghệ, tạo thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu hoàn thành Cảng hàng không Long Thành trong năm 2025
09:31'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhà thầu, đơn vị liên quan cơ bản phải hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025, đưa vào vận hành, khai thác thương mại vào nửa đầu năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giao đất thực hiện các dự án tại Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên
07:38'
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các quyết định giao đất trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên nhằm triển khai các dự án đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phê duyệt giá nước sạch năm 2025 của Công ty Đầu tư nước sạch sông Đà
21:57' - 28/03/2025
Theo đó, giá bán nước sạch sinh hoạt của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà năm 2025 là 7.767 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).