Phán quyết của DOC trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường
Theo đó, cá tra của Việt Nam sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 - 7,74 USD/kg. Đây là các mức thuế cao nhất từ trước đến nay và sẽ có tác động lớn tới xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ.


Liên quan đến vấn đề này, đai diện Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, DOC đã có những điều chỉnh thiếu cơ sở pháp lý khi áp dụng mức thuế suất được tính theo các yếu tố bất lợi có sẵn trở thành mức thuế trung bình cho các công ty có mức thuế suất riêng rẽ không được xem xét hồ sơ. Đồng thời, bỏ qua các quy định thông thường khi đưa ra quyết định trong kết quả cuối cùng.
Điều này thể hiện sự không công bằng, trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường. Bên cạnh đó, mang tính áp đặt và vô lý đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một việc chưa có tiền lệ, thể hiện sự áp đặt chủ quan thiếu cơ sở của DOC trong quá trình xem xét. Do vậy, Bộ Công Thương (đầu mối là Cục Phòng vệ thương mại) chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng (VASEP, VINAPA) cùng cộng đồng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, xem xét tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khiếu kiện lên Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (CIT) trong thời gian sớm nhất nhằm bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng cường gặp gỡ song phương, đa phương để trao đổi, đàm pháp về tình hình thương mại hai chiều. Điều này thể hiện những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tuân thủ đúng các quy định, nguyên tắc ứng xử trong thương mại quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, để hạn chế những bất lợi trước mắt đối với thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra cần chủ động củng cố, gia tăng và chuyển hướng xuất khẩu cá tra sang các thị trường khác như: Trung Quốc, Braxin, Mexico, Colombia, ASEAN… Về vấn đề này, trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp đã thể hiện rất rõ điều này khi thị trường EU và Hoa Kỳ sụt giảm, nhưng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra vẫn tăng. Các doanh nghiệp cũng cần nâng cấp điều kiện sản xuất để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt các quy định của nhà nhập khẩu. Đồng thời, tìm mọi cách để giảm giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng để tránh sản xuất, chế biến các sản phẩm cùng loại quá nhiều dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi liên kết cả về chiều dọc (từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu) lẫn chiều ngang (các doanh nghiệp với nhau) để giải quyết tối đa những tiêu cực trong việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Bởi, chính điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá bán của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã có dấu hiệu suy giảm từ 22,3% (năm 2016) xuống còn 19% trong (năm 2017). Dự báo sẽ tiếp tục bị suy giảm trong thời gian tới do tác động cộng hưởng của các bất lợi xảy ra trong cùng thời điểm hiện nay. Đó là thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ. Trong tháng 1/2018, thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, chiếm 6,8% về lượng và 6% về trị giá nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ.Với kết quả này, Việt Nam đã giảm 4 bậc từ thứ 3 xuống thứ 7 trong nhóm thị trường cung cấp thuỷ sản lớn nhất cho thị trường Hoa Kỳ. Nguyên nhân chính là do lượng cá tra và tôm xuất khẩu tới thị trường này giảm. Trong khi Ấn Độ, Chi Lê, Indonesia là những thị trường vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong tháng 1/2018.
Bên cạnh đó, việc cá tra Việt Nam bị cáo buộc và chịu thuế chống bán phá giá cao cũng như chưa được công nhận tương đương sẽ tác động xấu đến thương hiệu, hình ảnh và uy tín của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều này sẽ tạo tiền đề và hiệu ứng khiến các thị trường khác sẽ có những nghi ngại và đặt ra nhiều rào cản thương mại khi nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Cùng với đó, việc này cũng tác động đến tâm lý và làm thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khi không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ thì sẽ chuyển hướng sang các thị trường dễ tính hơn. Đồng thời trình độ tay nghề công nhân giảm sút khi chế biến các sản phẩm đơn giản cho các thị trường có giá xuất khẩu thấp hơn, chỉ quan tâm đến tăng sản lượng để bù lại giá trị gia tăng mang lại không nhiều… Trước đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) cùng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đã phản đổi quyết định thiếu công bằng này của DOC. Đồng thời, đang xem xét tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khiếu kiện lên Toà án thương mại quốc tế Hoa Kỳ (CIT) trong thời gian sớm nhất để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cá tra phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC
16:22' - 20/03/2018
Với mức thuế chống bán phá giá sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam mà Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố, các doanh nghiệp cho rằng, “con đường” vào Mỹ của cá tra Việt ngày càng khó hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
DOC ban hành kết luận cuối cùng về biện pháp chống phá giá cá tra-basa của Việt Nam
17:31' - 19/03/2018
Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 USD/kg - 7,74 USD/kg cho giai đoạn rà soát từ 1/8/2015 tới 31/7/2016.
-
DN cần biết
DOC nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với bao, túi đóng hàng
17:40' - 12/03/2018
Bộ Công Thương vừa nhận được thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm bao và túi đóng hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm trước thông tin Mỹ-Iran đàm phán hạt nhân
07:06'
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 21/5, sau khi Ngoại trưởng Oman cho biết một vòng đàm phán hạt nhân mới giữa Iran và Mỹ sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
-
Hàng hoá
Bắt khối lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa
16:11' - 21/05/2025
Đội quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện, thu giữ gần 1 tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.
-
Hàng hoá
Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc
15:16' - 21/05/2025
Lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều vụ việc kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng hơn 1% do lo ngại Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran
14:56' - 21/05/2025
Giá dầu châu Á tăng hơn 1% trong phiên ngày 21/5 sau khi có thông tin Israel đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
-
Hàng hoá
Nông sản đồng loạt tăng giá trên thị trường
14:02' - 21/05/2025
Trên thị trường nông sản, giá ngô ghi nhận phiên phục hồi thứ hai trước lo ngại về tình trạng mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động gieo trồng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh
12:03' - 21/05/2025
Các lô hàng điện thoại iPhone của hãng Apple và điện thoại thông minh khác từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt tổng cộng 688,5 triệu USD vào tháng 4, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 2011.
-
Hàng hoá
Giá dầu gần như đi ngang do bất ổn địa chính trị
07:56' - 21/05/2025
Giá dầu gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 20/5, do thị trường lo ngại về tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran, cũng như triển vọng hòa bình giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Đồng USD suy yếu, giá vàng thế giới tăng hơn 1%
07:55' - 21/05/2025
Giá vàng tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 20/5, khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống.
-
Hàng hoá
Kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030
18:10' - 20/05/2025
Xuất khẩu gạo có những thời cơ, thách thức đang xen, Bộ Công Thương đã đưa ra các nhóm giải pháp để kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030.