Pháp đối mặt nguy cơ thiếu thịt bò
Chỉ trong vòng 5 năm, Pháp đã mất đi 650.000 con bò sữa và tình trạng này sẽ còn gia tăng do hạn hán. Các nhà phân phối, cửa hàng thịt và nhà hàng có thể sẽ không còn thịt bò Pháp, trong khi nhu cầu về bánh mì kẹp thịt thì lại không hề giảm.
Liệu trong vài tháng tới Pháp có còn thịt bò không? Câu hỏi giờ đây đang trở nên nhức nhối, đặc biệt là kể từ khi tình trạng hạn hán xảy ra dẫn đến nguy cơ thiếu thức ăn gia súc. Do giá ngô trên thị trường quá đắt, nhiều người chăn nuôi buộc phải bán gia súc để đối phó với tình trạng khó khăn. Điều này khiến tình hình thêm trầm trọng, dẫn đến nguy cơ thiếu thịt trong trung hạn. Những đợt giao hàng đầu tiên cho mùa Đông năm nay đã phải dừng lại. Tại Triển lãm Nông nghiệp vừa qua, các nhà phân phối và chuỗi đồ ăn nhanh, chịu ảnh hưởng bởi sự ngưng trệ này, đã đến gặp các nhà chăn nuôi để tìm cách tháo gỡ tình trạng khó khăn. Emmanuel Bernard, Chủ tịch bộ phận gia súc của Interbev thuộc Hiệp hội liên ngành, nhấn mạnh: "Chúng tôi đã bị dồn đến chân tường và điều đó đã được cảnh báo từ nhiều năm". Vấn đề chính hiện nay là thiếu gia súc trên phương diện sản xuất. Pháp có đàn gia súc lớn nhất châu Âu, khoảng 17 triệu con, để lấy sữa và thịt, đặc biệt là giống bò Charolais. Tuy nhiên trong 5 năm qua, đàn bò giảm đến 650.000 con, trong đó có 388.000 con bò thịt, tương đương mức giảm gần 8%, khiến việc giết mổ bị giảm sút. Theo Viện Chăn nuôi, nước này có thể mất thêm 1 triệu con bò vào năm 2030. Những người ăn chay trường và các nhà hoạt động khí hậu thì không để tâm đến tình trạng này. Việc tiêu thụ thịt cũng đang bị chững lại với sự giảm nhẹ trong 10 năm qua (trung bình giảm 0,8% mỗi năm). Nhưng điều đó không có nghĩa là thịt bò không còn chỗ trên bàn ăn. Cédric Mandin, nhà chăn nuôi ở Vendée và Chủ tịch Liên đoàn Bò Quốc gia, cảnh báo: "Kể từ năm 2017, ngày càng có ít người chăn nuôi và do đó số đàn gia súc giảm nhanh hơn so với mức giảm tiêu thụ. Nếu mọi thứ không tiến triển, chúng ta sẽ sớm không còn có đủ sản lượng cho tiêu dùng. Do thu nhập thấp nên các trang trại không có thế hệ kế tiếp để duy trì hoạt động. Đất đai của chúng tôi bị chiếm để trồng ngũ cốc". Trung bình, thu nhập của mỗi người chăn nuôi là dưới 10.000 euro (tương đương 10.150 USD) mỗi năm. Mức đó là không đủ để khuyến khích sự nối nghiệp của các thế hệ tiếp theo, trong khi 50% số nông dân sẽ từ bỏ công việc của họ trong vòng 10 năm nữa. Sự suy thoái về cơ cấu nguồn cung này là nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá thịt bò trong 18 tháng qua. Đồng thời, kể từ khi căng thẳng bùng phát ở Ukraine, các nhà chăn nuôi đã phải đối mặt thêm với môi trường chi phí gia tăng, đặc biệt là giá năng lượng (nhiên liệu, khí đốt) và phân bón. Với hạn hán, đây là thời điểm giá lương thực sẽ tăng cao do đó sẽ thiếu ngô làm thức ăn gia súc. Nhà chăn nuôi Cédric Mandin than thở: "Mặc dù giá thịt có tăng, nhưng vẫn không cải thiện được tình hình tại các trang trại của chúng tôi". Việc thiếu nguồn cung thịt bò là một đòn mạnh giáng vào các nhà bán lẻ lớn và nhà hàng, đặc biệt là các chuỗi đồ ăn nhanh. Trong 10 năm qua, bánh mỳ kẹp thịt đã giúp ngành chăn nuôi của Pháp phát triển. McDonald's là khách hàng lớn nhất của thịt bò Charolais với sản lượng tiêu thụ 800 tấn mỗi năm. Emmanuel Bernard, đại diện hãng thực phẩm và đồ uống Interbev cho biết: "Ngày nay, 71% lượng thịt bò được tiêu thụ bên ngoài gia đình là ở dạng thịt xay". Nếu trong quý I/2022, "tiêu thụ thịt đỏ giảm, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19 (giảm 5% so với hồi năm 2019), thì thịt xay vẫn là nguồn cung chính, với mức tiêu thụ tăng 4% trong khoảng thời gian này", đại diện Hiệp hội liên ngành nói thêm. Vậy, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu hiện nay ? Đại diện Emmanuel Bernard lưu ý: "Nhập khẩu không phải là một giải pháp, bởi vì hiện tượng suy giảm đàn gia súc hiện đang tác động đến toàn châu Âu. Ngày nay, giá cả ở Đức đã cao hơn ở Pháp và giá tại Ba Lan cũng đang bắt kịp chúng ta. Do đó, chúng ta sẽ phải nhập khẩu thịt bò từ những nơi rất xa như Brazil hoặc New Zealand". Theo các chuyên gia, việc ký kết trước các hợp đồng có thể giúp sản xuất phục hồi, trong đó cần tính đến việc tăng giá thành để đảm bảo thu nhập phù hợp cho người chăn nuôi. Các thương hiệu như Lidl hoặc McDonald's đã ký hợp đồng với các hợp tác xã để duy trì nguồn cung ổn định. "Vẫn chưa muộn. Chúng ta phải nhân rộng các thỏa thuận với cam kết lâu dài giữa 60.000 nhà chăn nuôi, nhà sản xuất và nhà phân phối, bao gồm cả 260 cơ sở giết mổ chính. Chúng tôi có đủ năng lực để tăng sản xuất theo các hợp đồng", đại diện Emmanuel Bernard khẳng định. Với những đảm bảo này, các nhà khai thác có thể giảm xuất khẩu động vật sống sang Italy và Tây Ban Nha, nơi chúng được vỗ béo, và giữ chúng ở lại Pháp. Nhà chăn nuôi Cédric Mandin than thở : "Mọi người đang đổ lỗi cho nhau trong khi đàn gia súc thì tiếp tục giảm"’. Trong 10 năm qua, các lô hàng vận chuyển gia súc sống đã tăng từ 1,1 triệu lên 1,4 triệu vào năm 2021, nhưng xu hướng này cũng đang bắt đầu chững lại do không đủ nguồn cung./.- Từ khóa :
- Pháp
- thị trường thịt bò
- giá thịt bò tại Pháp
Tin liên quan
-
Thị trường
Argentina tiếp tục hạn chế xuất khẩu thịt bò
09:00' - 04/01/2022
Chính phủ Argentina cấm xuất khẩu 7 sản phẩm thịt bò dành riêng cho thị trường nội địa từ nay cho đến hết năm 2023
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10'
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).