Pháp đóng cửa hàng loạt địa điểm công cộng phòng lây lan COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong cuộc họp báo tối cùng ngày, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã công bố hàng loạt biện pháp mạnh đối phó với dịch bệnh. Cụ thể, tất cả các địa điểm công cộng "không thiết yếu cho cuộc sống" như nhà hàng, quán bar, vũ trường và rạp chiếu phim sẽ đóng cửa ngay từ nửa đêm 14/3. Các cửa hàng buôn bán cũng bị ảnh hưởng, ngoại trừ cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc, ngân hàng, tiệm thuốc lá và trạm xăng.
Thủ tướng Philippe nhấn mạnh điều bắt buộc là phải "hạn chế đi lại, họp hành và tiếp xúc". Ông kêu gọi các doanh nghiệp và chính quyền địa phương thực hiện triệt để biện pháp làm việc từ xa, cho phép mọi người ở nhà nhiều nhất có thể.
Tuy vậy, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử địa phương vẫn diễn ra vào ngày 15/3 theo kế hoạch, với điều kiện nghiêm túc tuân thủ các hướng dẫn về khoảng cách, cũng như ưu tiên người cao tuổi và người yếu.
Đến tối 14/3, Pháp xác nhận có thêm 830 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 4.500 người kể từ khi bùng phát dịch, trong số đó có 91 ca tử vong.
Cùng ngày, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg thông báo nước này sẽ tạm thời đóng cửa toàn bộ sân bay kể từ 8h sáng 16/3 (theo giờ địa phương).
Phát biểu họp báo, Thủ tướng Solberg khẳng định Chính phủ Na Uy sẵn sàng làm mọi việc cần thiết nhằm đảm bảo nền kinh tế đất nước, vốn bị tác động do các doanh nghiệp đóng cửa trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19, và sẽ tìm cách nhập khẩu thiết bị y tế từ Trung Quốc.
Nội các Ukraine ngày 14/3 đã thông qua nghị quyết tạm thời đóng cửa biên giới.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Đông Âu, từ nửa đêm 17/3 đến ngày 3/4, Ukraine sẽ đóng các cửa khẩu biên giới đối với tất cả hoạt động đi lại quốc tế, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Từ nửa đêm 16/3 đến ngày 3/4, người nước ngoài sẽ không được nhập cảnh vào Ukraine, ngoại trừ những người có quyền cư trú lâu dài hoặc tạm thời ở Ukraine. Trước đó, Chính phủ Ukraine đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan ngoại giao nước ngoài và các tổ chức ngoại giao về những hạn chế này.
Ngoài ra, Chính phủ Ukraine đã ủy quyền cho Thứ trưởng Bộ Y tế và Bác sĩ trưởng về vệ sinh dịch tễ của Ukraine thực hiện các quyền hạn đặc biệt. Cụ thể, họ phải đảm bảo giám sát dịch tễ học, ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan của dịch bệnh, khoanh vùng và dập dịch.
Theo số liệu mới nhất, Ukraine đã ghi nhận 3 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 1 trường hợp tử vong.
Cùng ngày, Chính phủ Kyrgyzstan đã quyết định đóng cửa tất cả các trường học và cơ sở giáo dục đại học do lo ngại dịch COVID-19 lây lan.
Theo Văn phòng báo chí của Tổng thống Kyrgyzstan, tất cả các trường học và các tổ chức giáo dục đại học trong nước sẽ đóng cửa trong thời gian 3 tuần kể từ ngày 16/3.
Trước đó, nhiều nước châu Âu cũng đã đồng loạt đưa ra các biện pháp mạnh tay trong nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 14/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 15 ngày để đối phó với dịch COVID-19, theo đó người dân không ra khỏi nhà trừ trường hợp đi làm, khám chữa bệnh, mua thuốc hoặc mua nhu yếu phẩm. Ông Sanchez tuyên bố Chính phủ Tây Ban Nha sẽ "huy động mọi nguồn lực của nhà nước để bảo vệ sức khỏe của mọi người dân".
Italy đã phong tỏa toàn bộ đất nước. Trong khi đó, nhiều nước đã thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới. Cụ thể, Đan Mạch đóng cửa biên giới đối với khách du lịch nước ngoài từ ngày 14/3. Cộng hòa Séc cấm người nước ngoài nhập cảnh, trừ những người có quyền cư trú, đồng thời cấm hầu hết công dân xuất cảnh.
Slovakia đóng cửa biên giới đối với người nước người trừ người có giấy phép cư trú. Áo đóng 3 biên giới trên đất liền giáp Italy đối với người nước ngoài. Hungary đóng cửa biên giới với Áo và Slovenia, trong khi Ba Lan đóng cửa biên giới từ ngày 14/3 với mọi khách nước ngoài. Bỉ, Pháp, Thụy Sỹ và một phần của Đức đã áp dụng biện pháp đóng cửa trường học. Các cuộc hội họp lớn cũng bị hủy bỏ, nhà hát, nhà hàng và quán bar bị đóng cửa.
Giải Bundesliga của Đức, giải bóng đá duy nhất trong số năm giải lớn nhất châu Âu vẫn đang diễn ra, sẽ hoãn một số trận. Bảo tàng Louvre và tháp Eiffel ở thủ đô Paris của Pháp đóng cửa từ ngày 15/3./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn biến mới nhất dịch COVID-19 tính đến 7h45 sáng 15/3
07:58' - 15/03/2020
Tính đến sáng 15/3, trên thế giới đã có 153.957 người mắc COVID-19, 5793 người tử vong, trong đó tại lục địa Trung Quốc là 3.189 người.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp cần "liều vắc xin" 30 tỷ euro để đối phó với dịch COVID-19
07:31' - 15/03/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục lan rộng, trên toàn cầu cũng như trên đất nước "hình lục lăng" và bộ máy vận hành kinh tế Pháp đang gánh chịu nhiều áp lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.