Pháp thay đổi chiến thuật trợ cấp ngành xe điện
Báo Les Echos cho biết, Chính phủ Pháp đã quyết định thay đổi chiến thuật trợ cấp cho ngành xe điện, trong một động thái nhằm hạn chế làn sóng ô tô điện giá rẻ của Trung Quốc, đang tràn ngập châu Âu.
Theo đó, từ ngày 10/10, cơ quan có thẩm quyền của Pháp bắt đầu nhận hồ sơ kiểm định đối với các mẫu xe để xác định loại xe đủ điều kiện được hưởng diện chính sách mới. Những xe đủ điều kiện là các xe chạy bằng điện, càng thải ra ít khí carbon dioxit (CO2) càng tốt.Chính sách trợ cấp xe điện
Cuối tháng 9/2023, Pháp bất ngờ ban hành một nghị định mới sửa đổi chính sách trợ cấp bằng tiền cho người mua xe ô tô điện (EV) trong nước, bắt đầu áp dụng từ năm 2024. Cụ thể, việc hưởng trợ cấp nhà nước (5.000 euro) khi mua EV trị giá dưới 47.000 euro sẽ không còn tự động nữa. Nghị định mới quy định việc cấp tiền trợ cấp xe điện chỉ có hiệu lực đối với các loại xe đạt đủ tiêu chuẩn do các cơ quan chuyên môn và Chính phủ Pháp đưa ra. Những thay đổi này trước hết sẽ làm ảnh hưởng đến các thương hiệu EV của Trung Quốc và cả “gã khổng lồ” Tesla.
Để một mẫu xe đủ điều kiện nhận tiền trợ cấp từ chính phủ Pháp, nhà sản xuất phải chứng minh được “điểm môi trường”, liên quan đến các điều kiện sản xuất ô tô, lớn hơn hoặc bằng 60 điểm. Theo quy định mới, Pháp sẽ xem xét yếu tố lượng khí thải CO2 được tạo ra bởi các vật liệu được sử dụng để sản xuất xe điện, như thép, nhôm..., hay năng lượng được sử dụng trong quá trình lắp ráp, pin, và cuối cùng là vận chuyển từ nơi sản xuất sang Pháp.Lập luận được Chính phủ Pháp đưa ra bao gồm việc “dành sự ủng hộ của nhà nước cho những phương tiện có đạo đức nhất”. Paris tuyên bố chính sách sửa đổi áp dụng “một phương pháp khoa học cực kỳ chính xác”, để xác định các tiêu chí môi trường. Các phương tiện giao thông cỡ nhỏ phải thải ra ít hơn 9 tấn CO2 trong quá trình sản xuất (bao gồm pin và hoạt động vận chuyển), trong khi các phương tiện lớn hơn phải đạt tiêu chuẩn dưới 14,75 tấn.Nhiều chuyên gia đánh giá các quy tắc tính toán được áp dụng một cách rất tinh vi, bởi nó thực sự nhắm đến mục tiêu kép là ưu tiên cho hững phương tiện phát thải thấp nhất, đồng thời cũng ngầm áp dụng biện pháp bảo hộ trước các nhà sản xuất Trung Quốc và thương hiệu Tesla tại Pháp.
Theo đánh giá của Chính phủ Pháp, pin xe điện sản xuất tại Trung Quốc trung bình thải ra lượng CO2 cao hơn từ 1,7 - 3 lần so với pin sản xuất tại Pháp. Tương tự, trong quá trình sản xuất, một chiếc EV sedan cỡ nhỏ thải ra lượng khí nhà kính nhiều hơn 45% nếu được lắp ráp ở Trung Quốc. Nguyên nhân là do tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hỗn hợp điện dùng để sản xuất EV phát thải nhiều CO2 hơn là tại Pháp.Một chính sách, hai mục đích
Cho rằng Liên minh châu Âu (EU) chậm chạp trong vấn đề bảo vệ ngành sản xuất EV nội khối với sự cạnh tranh gay gắt của nước ngoài, Pháp đã quyết định hành động bằng đòn bẩy khí thải carbon. Sáng kiến này được cho là phù hợp với các quy định thương mại quốc tế.
Phương pháp tính toán của ADEME - Cơ quan chuyển đổi sinh thái có trụ sở tại Paris và là tác giả của sáng kiến mới này - rõ ràng liên quan đến việc loại trừ khỏi danh sách được hỗ trợ những mẫu xe sản xuất ở châu Á, đồng thời giữ lại những sản phẩm được sản xuất ở châu Âu, bao gồm cả ở Đông Âu, nơi hãng xe Renault và Stellantis có cơ sở sản xuất sử dụng điện nhiều carbon.Ví dụ, mẫu xe R5 chạy bằng điện của hãng Renault, dự kiến ra mắt vào tháng 9/2024, sẽ được trang bị pin từ Trung Quốc cho đến tháng 3/2025. Tương tự là mẫu xe điện 3008 tương lai của hãng Peugeot, dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào đầu năm sau, cũng được trang bị pin của tập đoàn Trung Quốc BYD.Theo Chính phủ Pháp, “pin chiếm 1/3 lượng khí thải carbon của một chiếc xe, vì vậy việc sản xuất pin thải ra nhiều carbon sẽ gây thiệt hại cho chiếc ô tô được trang bị loại pin này. Nhưng nếu việc sản xuất ở tất cả các lĩnh vực còn lại của một chiếc xe đạt hiệu quả phát thải thấp, mẫu xe đó vẫn có thể hội đủ điều kiện để nhận tiền trợ cấp”. Như vậy, có thể hiểu Pháp vẫn tìm cách đảm bảo rằng các mẫu xe trọng điểm của các “con cưng” nội địa, như Losange và Peugeot, sẽ nhận được tiền trợ cấp của nhà nước, cho dù các thương hiệu này sử dụng pin điện được sản xuất từ Trung Quốc.Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ Pháp khẳng định còn quá sớm để kết luận những mẫu xe nào sẽ không còn được hưởng tiền trợ cấp mua xe vào năm 2024. Các nhà sản xuất có thể gửi hồ sơ cho ADEME xem xét từ ngày 10/10. Sau đó, cơ quan này sẽ tính điểm môi trường cho từng mẫu xe và sẽ công bố danh sách những mẫu xe đủ điều kiện nhận thưởng trợ cấp.Các hãng ô tô, nhất là của Trung Quốc, đang “hồi hộp” theo dõi diễn tiến quy định mới do Chính phủ Pháp ban hành. MG, một thương hiệu của tập đoàn nhà nước Trung Quốc SAIC, được cho là có thể chịu ảnh hưởng đáng kể. Tập đoàn BYD cũng bị xem là một mục tiêu tiềm ẩn. Tuy vậy, người phát ngôn của tập đoàn này khẳng định: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu những thay đổi và sẽ có những điều chỉnh nếu cần thiết. Nhưng châu Âu, nơi chúng tôi đã có mặt tại 15 quốc gia trong vòng 18 tháng, vẫn là một thị trường rất quan trọng đối với chúng tôi. Và chúng tôi đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy ở đó”.Về phần mình, thương hiệu Renault của Pháp dường như đã từ bỏ “phần thưởng” đối với mẫu xe Spring, chiếc EV sedan cỡ nhỏ cấp thấp được sản xuất tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ông Luca de Meo, CEO của Renault, cho biết: “Sẽ không có vấn đề gì nếu mẫu xe này không còn được hưởng lợi từ tiền trợ cấp của chính phủ. Chúng tôi đang trong quá trình đổi mới toàn bộ phương thức để tiến về phía trước. Chúng tôi cũng có thể bán xe Spring ở nơi khác ngoài Pháp, như ở Ấn Độ”.Nhiều nhà quan sát nhận định đây có lẽ là cái giá mà tập đoàn ô tô Pháp phải trả để cứu mẫu xe R5 sẽ sớm ra mắt thị trường./.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức đối với kinh tế Singapore
06:30'
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong ngày 4/4 tuyên bố nước này phải chuẩn bị trước những thách thức sắp tới, khi các thể chế toàn cầu suy yếu và các chuẩn mực quốc tế bị xói mòn.
-
Phân tích - Dự báo
Hệ lụy từ việc đồng đô la suy yếu
05:30'
Trên thực tế, giá trị của đồng bạc xanh đã giảm trong nhiều tháng so với rổ tiền của các quốc gia ngang hàng; các đồng tiền khác đang tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng - Bài cuối: Cuộc chơi với lửa
06:30' - 07/04/2025
Chính phủ Mỹ muốn có một đồng USD yếu để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đồng thời vẫn muốn duy trì vị thế thống trị của đồng tiền này trên thế giới. Đây là một chiến lược mâu thuẫn.
-
Phân tích - Dự báo
Những toan tính của Nhà Trắng – Bài 1: Chiến lược đồng USD yếu
05:30' - 07/04/2025
Đồng USD được cho là luôn bị định giá cao hơn thực tế, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59' - 06/04/2025
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30' - 06/04/2025
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30' - 06/04/2025
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.