Phật giáo Nam tông Khmer giữ gìn nét văn hoá trong từng phum, sóc
Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo
Chùa Sóc Xoài là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nằm ở thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất, là nơi đặt trụ sở Trường Trung cấp Phật học Nam tông Khmer tỉnh Kiên Giang. Ngôi chùa là nơi tu học của hơn 200 tăng sinh mỗi năm; nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của gần 1.000 người Khmer theo đạo Phật trong và ngoài huyện Hòn Đất.
Thượng tọa Danh Phản, Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Phó Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh cho biết, chùa Sóc Xoài được thành lập vào cuối thế kỷ XVIII. Trải qua 19 đời trụ trì, chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa cho chư tăng và đồng bào Khmer, mà còn là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước. Bên cạnh đó, chùa vừa là trường học dạy chữ viết, là trung tâm giáo dục cho đồng bào Khmer tại địa phương.
Những năm qua, nhà chùa được đầu tư bộ nhạc cụ ngũ âm; cơ sở vật chất, khuôn viên chùa được trùng tu, tôn tạo, đáp ứng hoạt động của chùa và sinh hoạt tôn giáo của người dân. Hoạt động của chùa nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương; có sự trao đổi, phối hợp với các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào Khmer. Mới đây nhất, ngày 26/3, chùa tổ chức khánh thành ngôi Tăng xá với tổng số 28 phòng, kinh phí xây dựng hơn 4,3 tỷ đồng.
Thượng tọa Danh Phản cho biết, chùa Sóc Xoài có dạy tiếng Bali, tiếng Phạn, trong đó có ngôn ngữ Khmer, giới luật của đức Phật. Chùa còn phối hợp mở Lớp trung cấp luật, dạy chư tăng và người học hiểu được chính sách, đường lối pháp luật của Nhà nước, nhất là luật về tôn giáo, không vi phạm pháp luật. Bên cạnh việc dạy chữ, đào tạo kiến thức về văn hóa, về pháp luật, chùa Sóc Xoài còn bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc tổ chức chương trình văn nghệ, thi diễn thời trang, giúp giới trẻ người Khmer tại địa phương hiểu biết, tôn quý giá trị văn hóa truyền thống, từ đó hiểu đúng ý nghĩa của lễ hội, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.
Bà Thị Xậm, thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất cho biết, gia đình bà thường đi lễ tại chùa Sóc Xoài, tham gia các lễ hội truyền thống như: Chôl Chnăm Thmây, Sene Dolta, Ok Om Bok và nghe các sư thuyết pháp… Bà Xậm rất phấn khởi khi chùa xây dựng hoàn thành ngôi Tăng xá, giúp việc tu học của con em đồng bào Khmer được tốt hơn. “Hầu hết các thanh thiếu niên là nam giới người Khmer được gia đình cho đến chùa tu học, giúp hiểu đúng và ứng dụng đúng pháp luật nhà nước Việt Nam vào đời sống, không vi phạm pháp luật, sống đoàn kết, có ích cho gia đình, xã hội", bà Xậm chia sẻ.Phát huy giá trị truyền thống văn hóa Khmer
Hòa thượng Danh Đổng, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh cho biết, trụ sở Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang đặt tại chùa Láng Cát, những năm gần đây xuống cấp. Tuy nhiên, do chùa là Di tích lịch sử cấp quốc gia nên công tác trùng tu, tôn tạo gặp không ít khó khăn. Trước tình hình trên, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, các đơn vị liên quan đã nhiệt tình hỗ trợ để Văn phòng được sửa chữa từ đầu năm 2025, đến nay đã được nghiệm thu hoàn thành công trình, đảm bảo hoạt động trước dịp Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây 2025 vào giữa tháng 4 sắp tới.
Theo Hòa thượng Danh Đổng, trong lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đạo Phật có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Đặc biệt, các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer còn có thể coi như ngôi từ đường chung của phum, sóc. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, các hoạt động lễ hội văn hóa cộng đồng hay các công việc của mỗi gia đình như ma chay, cưới hỏi, làm nhà… luôn có sự tham gia trực tiếp hay sự hướng dẫn của các sư trong chùa.
“Các lễ hội truyền thống của người Khmer luôn được chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức. Vào dịp lễ, Tết, các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương đều thăm hỏi, chúc mừng sư, sãi, đồng bào Khmer ở các chùa và hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vùng đồng bào Khmer ngày càng đi vào chiều sâu. Hằng năm, số gia đình Khmer đạt chuẩn văn hóa đạt tỷ lệ cao, cảnh quan môi trường được xây dựng sạch, đẹp; các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của từng địa phương được giữ gìn và phát huy”, Hòa thượng Danh Đổng nói.
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang Danh Phúc cho biết, Kiên Giang có 15/75 chùa Khmer được trang bị phương tiện âm thanh nhạc cụ để phục vụ hoạt động văn nghệ của đồng bào. Có 24 chùa Khmer có ghe ngo tham gia vào hoạt động thể thao truyền thống. Các ấp, khu phố vùng đồng bào dân tộc có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Các thiết chế văn hóa nêu trên đã phát huy hiệu quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào Khmer.
Tỉnh hiện có 8/76 chùa tháp Khmer được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Các ngôi chùa Phật giáo Khmer trong tỉnh được tôn tạo khang trang, tiêu biểu như chùa: Tổng Quản, Cái Bần, Láng Cát, Sóc Xoài, Xẻo Cạn... Nhiều chùa Khmer còn lưu giữ được dàn nhạc ngũ âm và các thư tịch cổ viết trên lá thốt nốt. Việc tổ chức việc dạy và học chữ Khmer ở các chùa vẫn được duy trì tốt, góp phần nâng cao đời sống, tinh thần, vai trò của đồng bào Khmer trong xây dựng cộng đồng và phát triển đất nước.Tin liên quan
-
Đời sống
Kiên Giang tặng quà gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn
16:03' - 04/04/2025
Sáng 4/4, Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức tặng hơn 300 phần quà, gồm sữa, rau, củ quả cho trẻ em, hộ Khmer và tặng Nhà nhân ái cho gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đời sống
Kiên Giang giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ
10:33' - 22/03/2025
Các cấp Đoàn tỉnh Kiên Giang chú trọng tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạgh, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc đến cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thông qua những chuyến về nguồn ý nghĩa.
-
Đời sống
Kiên Giang bồi đắp tình yêu biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh, sinh viên
09:01' - 21/03/2025
Công tác tuyên truyền giúp bồi đắp tình yêu, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đối với biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang phục hồi, bảo tồn các loài động vật quý hiếm
18:27' - 14/03/2025
Thời gian qua, công tác bảo vệ động vật hoang dã được Vườn quốc gia U Minh Thượng đặc biệt chú trọng, tăng cường tuần tra kiểm soát để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội - Đà Nẵng hôm nay 29/5/2025: Vé rẻ từ 390 nghìn đồng
20:00' - 28/05/2025
Cập nhật giá vé máy bay chặng Hà Nội – Đà Nẵng và ngược lại ngày 29/5/2025. Nhiều hãng khai thác vé giá rẻ, lịch bay linh hoạt, phù hợp cho nhu cầu du lịch và công tác.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM hôm nay 29/5/2025: Vé giá rẻ từ 1,3 triệu đồng
20:00' - 28/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội đi TPHCM và từ TPHCM đi Hà Nội ngày 29/5/2025 mới nhất cập nhật từ hai hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội – Côn Đảo hôm nay 29/5: Cập nhật vé giá rẻ mới nhất
20:00' - 28/05/2025
Giá vé máy bay từ Hà Nội – Côn Đảo và Côn Đảo - Hà Nội ngày 29/5/2025 mới nhất cập nhật từ các hãng hàng không nội địa.
-
Đời sống
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2025
16:00' - 28/05/2025
Cập nhật đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương năm 2025 cùng gợi ý giải chi tiết, phân tích cấu trúc đề và mẹo làm bài hiệu quả giúp học sinh đạt điểm cao.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Gợi ý đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói
14:30' - 28/05/2025
Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt, diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Gợi ý địa điểm vui chơi độc đáo, thú vị ở Hà Nội
12:22' - 28/05/2025
Gợi ý điểm vui chơi Tết Đoan Ngọ 2025 tại Hà Nội: lễ hội, chợ hoa quả, ẩm thực truyền thống, chùa linh thiêng và trải nghiệm văn hóa dân gian.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Văn khấn và giờ cúng chuẩn nhất
11:04' - 28/05/2025
Tìm hiểu văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ chi tiết chuẩn truyền thống 2025, giờ cúng đẹp nhất, mâm cỗ cúng đầy đủ và cách thực hiện đúng phong tục giúp gia đình bình an, mạnh khỏe.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Nên cúng giờ nào đẹp?
10:05' - 28/05/2025
Tết Đoan Ngọ là dịp lễ truyền thống quan trọng của người Việt với nhiều nghi thức tâm linh ý nghĩa .Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chọn giờ cúng Tết Đoan Ngọ 2025 đúng phong tục truyền thống.
-
Đời sống
Tết Đoan Ngọ 2025: Những điều nên làm
09:45' - 28/05/2025
Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, là ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt.Vậy những điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ 2025 là gì để giữ trọn vẹn giá trị văn hóa?