Phát hiện nhiều thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu
Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2024.
* Tội phạm có tổ chức, trên không gian mạng, tội phạm ma túy tăng mạnhTheo báo cáo, năm 2024, Chính phủ có nhiều nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật. Năm 2024, công tác phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, như: tổng số vụ án/bị can được phát hiện, khởi tố tăng, về cơ bản các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được khẩn trương điều tra làm rõ. Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và số người bị thương, thiệt hại về tài sản; một số loại tội phạm tăng mạnh, như: tội phạm có tổ chức tăng 89,47%, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tăng 89,9%, tham ô tài sản tăng 50,75%, đánh bạc trên mạng Internet tăng 113,2%,... Xảy ra một số vụ giết người với tính chất man rợ, liều lĩnh, gây tâm lý phẫn nộ, lo lắng, bất an trong nhân dân.
Tại phiên họp, nhiều đại biểu lưu ý vấn đề về tội phạm ma túy tiếp tục gia tăng; vi phạm pháp luật và tội phạm về lĩnh vực môi trường, an toàn thực phẩm vẫn diễn ra phức tạp. Một số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, quy mô lớn xảy ra tại nhiều địa phương. Vi phạm pháp luật và tội phạm về lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, quản lý thông tin cá nhân, tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng và diễn biến rất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Tuy nhiên, năng lực phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này tại một số địa phương còn hạn chế, không theo kịp diễn biến của tình hình.
Trao đổi tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng cho biết, nhiều loại tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm về tham nhũng, kinh tế gia tăng; tội phạm trên không gian mạng rất khó xác minh, xử lý. Đây là áp lực rất lớn với các cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng Công an. Lý giải nguyên nhân của thực trạng trên, Thứ trưởng Phạm Thế Tùng cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, một bộ phận người dân không có việc làm, thất nghiệp, không hiểu biết pháp luật… nên dẫn đến vi phạm pháp luật.Bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả; nhiều mâu thuẫn âm ỉ trong nhân dân, tại cơ sở dẫn đến phát sinh nguy cơ phạm tội.
“Cùng với đó, công tác nắm tình hình, quản lý đối tượng, địa bàn có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả; có cả trường hợp cán bộ bao che, dung túng cho tội phạm, từ đó phải xử lý hình sự những trường hợp này” – Thứ trưởng Bộ Công an cho biết. Thời gian qua, lực lượng Công an đã tập trung đấu tranh với tội phạm lừa đảo tài sản, trong đó có những đường dây có móc nối với người nước ngoài để lừa đảo. Về tội phạm ma túy, thời gian qua, Bộ Công an đã đấu tranh, triệt phá những chuyên án lớn, tập trung bắt các đối tượng cầm đầu chủ mưu, chứ không chỉ “cắt khúc” trong xử lý; nhiều chuyên án đã bắt được các đối tượng điều hành đường dây ở nước ngoài. Bên cạnh đó là triển khai công tác “làm sạch” ma túy ở các xã biên giới, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, chăm lo an sinh xã hội, đảm bảo đời sống người dân để giảm thiểu nguy cơ tội phạm. * Cần giải pháp đột phá để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Cũng theo báo cáo, tội phạm về tham nhũng, chức vụ được cơ quan chức năng phát hiện là 936 vụ, tăng 37,85%. Đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu trong một số lĩnh vực. Năm 2024, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn. Qua đó đã tiếp tục khẳng định công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng hiệu quả, quyết liệt, không chững lại, không chùng xuống, đã trở thành phong trào, xu thế; tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để phòng, chống tham nhũng trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Thực trạng này là một trong các yếu tố dẫn đến khó khăn trong thực thi pháp luật; cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm; đồng thời có thể dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng sơ hở của pháp luật để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nổi lên là các sai phạm lớn ở một số lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản...; phương thức, thủ đoạn phổ biến là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc triển khai thực hiện các dự án để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn... để trục lợi.
Tình trạng này cho thấy việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng thời gian qua mặc dù đã được quan tâm nhưng còn chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhiều biện pháp phòng ngừa còn mang tính hình thức. Tham nhũng tiếp tục xảy ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn diễn ra.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, những sai phạm về tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức. Việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai không dám làm còn chậm. Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng là thực trạng đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Từ đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống có hiệu quả.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Lừa cấp phép xuất khẩu khoáng sản để chiếm đoạt tiền tỷ
20:45' - 12/09/2024
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Thuận 7 năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
-
Kinh tế và pháp luật
Agribank liên tiếp ngăn chặn tội phạm lừa đảo công nghệ cao
17:07' - 24/08/2024
Từ đầu năm 2024 đến nay, cán bộ, giao dịch viên Agribank đã ngăn chặn hàng loạt vụ việc tội phạm lừa đảo công nghệ cao, hỗ trợ bảo vệ hơn 12 tỷ đồng tài sản của khách hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh Tổng giám đốc Bamboo Airways
21:39' - 15/10/2024
Cục Thuế tỉnh Bình Định sẽ có thông báo gỡ bỏ việc cấm xuất nhập cảnh đối với Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện cao điểm giải ngân vốn đầu tư công
20:32' - 15/10/2024
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa có văn bản về triển khai thực hiện đợt cao điểm về giải ngân vốn đầu tư công, từ ngày 15/10 đến hết niên độ kế hoạch năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình kinh doanh bền vững bao trùm giúp tạo lợi thế cạnh trạnh
20:32' - 15/10/2024
Theo Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mô hình kinh doanh bền vững bao trùm là mô hình hữu ích được thế giới thúc đẩy nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long
20:17' - 15/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và xác định người dân phải là chủ thể trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều thách thức trong xanh hoá logistics
20:06' - 15/10/2024
Xanh hoá logistics sẽ góp phần tích cực vào mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net zero), tuy nhiên việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực logistics vẫn gặp không ít khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ về phương án đầu tư và hiệu quả của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
19:01' - 15/10/2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm rõ phương án đầu tư và hiệu quả của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
17:48' - 15/10/2024
Chiều 15/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
17:45' - 15/10/2024
Chiều 15/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
9 ngân hàng đầu tiên tham gia phát hành thẻ đồng thương hiệu NAPAS và Mastercard
17:16' - 15/10/2024
Ngày 15/10, Mastercard, NAPAS và 9 ngân hàng thương mại đầu tiên kí Biên bản ghi nhớ hợp tác phát hành Thẻ đồng thương hiệu (co-badged card) đầu tiên giữa NAPAS và Mastercard tại thị trường Việt Nam.