Phát huy vai trò công tác đối ngoại trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Đây là nhận định được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 diễn ra ngày 12/8 tại Hà Nội.
*Đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá, công tác đối ngoại trong đó có công tác đối ngoại kinh tế đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng, giúp Hà Nội phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Trong thời gian qua, công tác đối ngoại kinh tế của thành phố không ngừng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động gặp gỡ, xúc tiến giữa lãnh đạo cấp cao thành phố với các tập đoàn đa quốc gia, công ty lớn trên thế giới; tăng cường giao lưu hợp tác với các thành phố trên thế giới; thúc đẩy, triển khai các hiệp định song phương, đa phương về các lĩnh vực kinh tế… Năm 2018, tiếp tục đánh dấu những thành tựu của công tác đối ngoại phục vụ xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài của Thủ đô. Thành phố Hà Nội đã tổ chức, tham gia nhiều diễn đàn quan trọng. Lãnh đạo thành phố đã chủ trì, tổ chức 175 buổi tiếp, làm việc với các tập đoàn, công ty nước ngoài để giới thiệu về các thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thu hút đầu tư, đồng thời lắng nghe, giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp, khẳng định quyết tâm của thành phố trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, công tác đối ngoại kinh tế đã góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng kinh tế - xã hội của Hà Nội. Theo đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt bước tiến đáng kể, lũy kế đến tháng 7/2018, Hà Nội đã có 4.300 dự án đầu tư FDI với số vốn đăng ký đạt gần 34 tỷ USD; đã thu hút và triển khai 105 dự án ODA với giá trị tài trợ cam kết hơn 4 tỷ USD…Hà Nội trở thành địa phương đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI và lần đầu tiên trong 30 năm qua, 6 tháng đầu năm 2018, Hà Nội đã tạm vượt lên đứng thứ nhất của cả nước trong năm 2018. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với ưu thế, tiềm lực về vốn, công nghệ đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, đóng góp khoảng 15% tổng số vốn đầu tư xã hội, chiếm khoảng 16,5% cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn…
Để nâng cao hiệu quả, tính bền vững của hoạt động đối ngoại kinh tế, phục vụ xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, thành phố Hà Nội đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tập trung các dự án quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; ưu tiên cho các lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xử lý môi trường, xử lý rác thải…Thành phố tiếp tục hướng trọng tâm vào việc mở rộng, tăng cường quan hệ hợp tác với thủ đô, các thành phố, các nước và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế; kết hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế; tăng cường mở rộng quan hệ thương mại, du lịch với các nước; thu hút nguồn vốn FDI; tranh thủ viện trợ của các nước, các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế; gia tăng xuất khẩu hàng hóa; mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh của Hà Nội đang trên đà hội nhập và phát triển.
Dẫn chứng về thành công trong thu hút Tập đoàn Samsung đến đầu tư tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc khẳng định, công tác đối ngoại góp phần quan trọng trong đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, Thái Nguyên có 123 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, tổng vốn đăng ký đạt trên 7,2 triệu USD với 130 dự án FDI còn hiệu lực, góp phần giải quyết cho hơn 100.000 lao động trong, ngoài tỉnh.Với kết quả đạt được, Thái Nguyên được xếp hạng trong top 10/63 tỉnh, thành trong cả nước về số vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực. Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển trên các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ và đô thị, vừa phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường để trở thành một cực tăng trưởng tốt của cả nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc chia sẻ, kinh nghiệm của tỉnh là tăng cường tổ chức các chương trình đối thoại, tổ chức các Hội nghị thường kỳ với các doanh nghiệp FDI; định kỳ hằng năm tổ chức gặp mặt người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài về quê ăn Tết theo hướng ý nghĩa, thiết thực; giải quyết tốt những vấn đề của các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh; tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư… Hiện nay, tỉnh nỗ lực xây dựng mối liên kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp địa phương; thực hiện tốt việc đào tạo nghề, giảm các tiêu chí tuyển dụng phù hợp, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh; tích cực tuyên truyền, vận động và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các doanh nghiệp FDI trong các hoạt động an sinh xã hội của tỉnh... *Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chính Minh là một trong các địa phương tích cực, chủ động trong công tác hội nhập quốc tế. Trong đó, hoạt động hữu nghị, hợp tác cấp địa phương được xem là một hướng phát triển quan trọng, vừa góp phần triển khai đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị của ta đến các địa phương, các nước trên thế giới, vừa tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 50 địa phương nước ngoài trên cả 5 châu lục. Để quá trình hợp tác quốc tế cấp địa phương này phát huy tối đa hiệu quả, thành phố luôn xác định rõ ràng các mục tiêu khi thiết lập quan hệ.Căn cứ trên tổng thể mối quan hệ cấp quốc gia cũng như định hướng phát triển quan hệ của Đảng, Nhà nước với đối tác đó, đồng thời dựa trên nhu cầu phát triển của mình mà thành phố sẽ xác định tập trung phát triển quan hệ hợp tác vì mục tiêu chính trị, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo hoặc có thể bao gồm tất cả các mục tiêu này.
Ông Lê Thanh Liêm dẫn chứng, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa thành phố với các địa phương của nước bạn Lào, Campuchia chủ yếu tập trung ở hoạt động giao lưu chính trị, tăng cường quan hệ hữu nghị qua trao đổi đoàn, ngoại giao nhân dân...Với các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp thì hoạt động hợp tác lại định hướng theo mục tiêu khác là tăng cường quan hệ hữu nghị để cùng hợp tác, tranh thủ vốn và công nghệ của bạn đối với những lĩnh vực trọng tâm phát triển của thành phố. Hiện thành phố đã triển khai các dự án về công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường với Nhật Bản; về quy hoạch đô thị với Pháp; về đào tạo, môi trường, quy hoạch quản lý đô thị, trao đổi công chức với Hàn Quốc.
Chia sẻ về kinh nghiệm kết nối giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Phương Hồng, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản cho rằng, các địa phương của Việt Nam cần phát huy tối đa những thuận lợi trong đà phát triển tốt nhất từ trước tới nay của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam – Nhật Bản, đồng thời tranh thủ xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế của các địa phương sở tại. Việc kết nối quan hệ địa phương sẽ không thực hiện được nếu chính các địa phương của sở tại không quan tâm và có nhu cầu.Bên cạnh việc trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong, ngoài nước giữa địa phương và các Cơ quan đại diện, cần tận dụng cơ hội để quảng bá về Việt Nam qua các cuộc hội thảo, buổi nói chuyện, bài phát biểu, các hoạt động quốc tế ở sở tại, nhằm thúc đẩy các địa phương sở tại quan tâm tìm hiểu, khảo sát, mong muốn hợp tác với Việt Nam. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của bạn, phải đưa được thông tin, đặc biệt là thế mạnh của các địa phương Việt Nam đến với bạn.
Bà Nguyễn Thị Phương Hồng cho biết, đây là nhiệm vụ khá khó khăn do Cơ quan đại diện thường không có đầy đủ thông tin về các địa phương của Việt Nam, chủ yếu chỉ được cung cấp từ các tỉnh có nguyện vọng thăm, kết nối với địa phương tại khu vực. Việc xây dựng được tài liệu thông tin cơ bản về thế mạnh của mỗi địa phương Việt Nam là thực sự cần thiết và hữu hiệu cho các Cơ quan đại diện. Bên cạnh đó, hoạt động trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa trong và ngoài nước, giữa địa phương và Cơ quan đại diện là yếu tố không thể thiếu. Trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, việc địa phương chuẩn bị kỹ tài liệu với nội dung làm việc có hàm lượng và trọng tâm sẽ góp phần quyết định thành công của các cuộc gặp gỡ nói riêng và cả chuyến thăm nói chung./.- Từ khóa :
- bộ ngoại giao
- hội nghị ngoại vụ
- ngoại giao
- hà nội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mỗi cán bộ ngoại giao phải là một sứ giả về kinh tế
15:29' - 26/02/2018
Ngày 26/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Trụ sở mới và nói chuyện, chỉ đạo công tác đối ngoại tại Bộ Ngoại giao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.