Phát triển bền vững - Bài 5: Kinh tế tư nhân - “Chân kiềng” vững chắc của kinh tế
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước.
Thủ tướng đánh giá: “Sau khi có Nghị quyết Trung ương 5, Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, mặc dù chưa có sự đánh giá tổng kết đầy đủ những kết quả đạt được, nhưng 2 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực kinh tế tư nhân”.
Trải qua một chặng đường dài 30 năm phát triển, kinh tế tư nhân đã trở thành một “chân kiềng” vững chắc của kinh tế Việt Nam, đó là hành trình xứng đáng được tôn vinh.
Khi “con hổ” kinh tế tư nhân được đánh thức Forbes Asia 2019 vừa công bố danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 7 doanh nghiệp của Việt Nam đã lọt top danh sách này (Masan Group, Thế giới Di Động, Sabeco, Vietjet Air, Vinamilk, Techcombank và Vingroup).Cũng trong danh sách tỷ phú USD thế giới được Forbes mới vinh danh, đã có 5 tỷ phú USD đến từ Việt Nam. Điều đáng nói, những công ty và tỷ phú trên đều đến từ thành phần kinh tế tư nhân và danh sách này đang dần tăng lên hàng năm.
Tại Việt Nam, các tập đoàn kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, trở thành mũi nhọn tại một số lĩnh vực kinh tế như: du lịch, chế biến thực phẩm, công nghệ viễn thông... Điển hình trong đó là Sun Group, Vingroup, Thaco, Masan, FPT…Các tập đoàn này không chỉ dẫn đầu ở các lĩnh vực hoạt động trong nước, mà đã và đang xây dựng, phát triển thành công những sản phẩm, công trình mang tầm vóc khu vực và thế giới, giúp thăng hạng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhìn lại công cuộc Đổi mới của Việt Nam từ năm 1986, nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những thay đổi mang tính bước ngoặt. Từ một quốc gia thiếu đói, phải nhập khẩu lương thực, lạm phát phi mã, đến nay Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình thấp, quy mô nền kinh tế không ngừng lớn hơn.Kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng ở mức trung bình 6,6%/năm từ giai đoạn 2001 -2010 (theo Tổng cục Thống kê), vị thế của Việt Nam trên thế giới đã thực sự thay đổi. Việt Nam đã ghi dấu ấn là đất nước tăng trưởng nhanh, được quốc tế đánh giá cao về đổi mới mô hình tăng trưởng, là hình mẫu trong xóa đói giảm nghèo. Những kết quả tăng trưởng đó có đóng góp không nhỏ của kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân hiện đã tham gia ở tất cả lĩnh vực, từ sản xuất, thương mại đến dịch vụ, hay thậm chí cả những dịch vụ công. Tất cả đang ngày càng đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế và xã hội. Có thể nói, việc được trao trọng trách giải bài toán nguồn lực đầu tư công chính là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy vai trò của kinh tế tư nhân.Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân đã và đang tham gia vào việc đầu tư xây dựng các công trình lớn, thay đổi diện mạo đất nước. “Đặc biệt, một số tập đoàn tư nhân đang góp phần làm mới chân dung nền kinh tế. Suốt mấy chục năm, lực lượng kinh tế nhà nước đã không thể thực hiện được khát vọng ô tô “made in Vietnam”. Nay Thaco, VinFast đang biến khát vọng đó thành hiện thực”, ông Thiên chia sẻ.
Thành quả đó là quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng, là bước đi đúng đắn phù hợp với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nhằm "cởi trói" về cơ chế, thể chế, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Những thành tích và đóng góp của kinh tế tư nhân còn là minh chứng tích cực khẳng định vai trò của khu vực này đối với đất nước và là “cú đấm trực diện” với những quan điểm sai trái khi cho rằng kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong khi chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nên không thể có sự tồn tại của thành phần kinh tế này. Luận điệu sai trái trên hòng gây nên sự hiểu nhầm về chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước tiến lớn về tư duy Ông Vương Công Văn, Chủ tịch HĐQT Công ty Bảo hộ lao động Thiên Bằng, người được vinh danh là 100 doanh nhân trẻ xuất sắc năm 2016 chia sẻ: “Đúng là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy doanh nghiệp tư nhân được quan tâm như lúc này. Mấy năm trước, cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi đã rất hồ hởi bởi Chính phủ đã phát đi thông điệp Chính phủ kiến tạo và hành động. Và đến nay chúng tôi lại càng vững tin hơn bởi những thông điệp rõ ràng từ Đảng và Nhà nước đang dần thành những hành động cụ thể trong tất cả các ngành các cấp”. Chia sẻ của ông Vương Công Văn cũng như nhiều doanh nghiệp khác cho thấy sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp về những thay đổi trong tư duy, chính sách của Đảng và Nhà nước thời gian qua. Đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế là một bước tiến lớn về nhận thức, là bước đổi mới tư duy của Đảng về một thành phần kinh tế quan trọng ở hai góc độ, đó là: xác lập địa vị hoạt động kinh tế cho mỗi người dân và đổi mới cách nhìn nhận, đánh giá về kinh tế tư nhân trong xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đã đề ra đường lối Đổi mới, với chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần từ mô hình kinh tế đơn thành phần là nhà nước. Đảng thừa nhận kinh tế thị trường là phương thức phát triển kinh tế năng động nhất mà nhân loại đã tìm ra, là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, chứ không phải chỉ là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Đây là bước ngoặt về đổi mới tư duy của Đảng, mở đường cho đất nước phát triển, để người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, từ chỗ kỳ thị kinh tế thị trường chuyển sang thừa nhận và phát triển kinh tế thị trường, Việt Nam không tránh khỏi tình trạng “rón rén”, “dò đá qua sông” khi phát triển kinh tế tư nhân trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Đến Đại hội VII, đặc biệt từ Hội nghị Trung ương 2, Khóa VII (1992) kinh tế tư nhân đã được coi trọng và khuyến khích phát triển “không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm”. Kể từ đó, qua các Đại hội IX, X, XI, XII, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân nhiều lần được đưa ra thảo luận. Chủ trương “Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế” được chỉ rõ.Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000 đã tạo ra cuộc "bùng nổ" lần thứ hai trong phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm Đổi mới, đến tháng 6/2017, lần đầu tiên Ban chấp hành Trung ương (khóa XII) ban hành Nghị quyết 10-NQ/TƯ “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Có thể nói, chưa bao giờ kinh tế tư nhân lại được Đảng, Nhà nước quan tâm như hiện nay. Việc lần đầu tiên một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành là dấu ấn lớn. Đó là kết quả của quá trình thay đổi nhận thức, đột phá tư duy qua các thời kỳ. Kể từ khi Nghị quyết 10-NQ/TƯ của Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII được ban hành, Chính phủ và các bộ, ngành đã nỗ lực vào cuộc để thực hiện mục tiêu mang đến sự bứt phá toàn diện cho khu vực kinh tế tư nhân. Môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện; cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân, thu hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ bản, các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đã không còn có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, kể cả trong tiếp cận các nguồn lực cho phát triển kinh doanh. Ngày 26/11/2019, trong bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, là một phương cách bảo đảm cho nguồn lực xã hội được huy động và sử dụng có hiệu quả. Thủ tướng nhấn mạnh, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hoàn toàn tự mình quyết định sản xuất cho ai, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào theo tín hiệu của thị trường, có thể ra quyết định huy động nguồn vốn và đầu tư trong thời gian ngắn, đẩy nhanh tốc độ thi công và hoàn thành công trình sớm để đưa vào khai thác, nhanh thu hồi vốn và sinh lời.Vì vậy, muốn huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm thị trường đóng vai trò chủ yếu trong phân bổ nguồn lực và phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Những dẫn chứng trên cho thấy sự xác nhận thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đất nước là cả quá trình nhận thức của Đảng, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và tình hình thực tế của đất nước, hoàn toàn đúng với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quan điểm phát huy nội lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng. Đây chính là thành quả của sự đổi mới tư duy lãnh đạo kinh tế của Đảng, là sự nỗ lực của khu vực kinh tế tư nhân.>> Phát triển bền vững - Bài 3: Lành mạnh hóa bộ máy kinh tế
>> Phát triển bền vững - Bài 4: Củng cố thể chế kinh tế thị trường
>> Phát triển bền vững - Bài cuối: Hiểu đúng về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững: Nền tảng của niềm tin - Bài 1: Tạo thế cao và lực bền
15:18' - 04/12/2019
Kinh tế xã hội ổn định và phát triển, đời sống người dân ngày càng cải thiện, vị thế Việt Nam nâng cao chính là những bằng chứng thuyết phục nhất khẳng định con đường phát triển bền vững và hiệu quả.
-
Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân, vì sao “chậm lớn”?
15:54' - 14/11/2019
Hơn 10 năm trước, khi Việt Nam gia nhập WTO, người ta đã ví von khối kinh tế tư nhân như “đội thuyền thúng” đi ra biển lớn để bày tỏ sự lo ngại trước quá trình hội nhập sâu rộng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân
13:59' - 30/10/2019
Một trong những động lực quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân, bởi khu vực dân doanh còn nhiều dư địa phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân
08:14' - 19/10/2019
Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân ở nước ta phát triển khá nhanh và mạnh, trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15' - 05/02/2025
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21' - 05/02/2025
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17' - 05/02/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30' - 05/02/2025
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29' - 05/02/2025
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46' - 05/02/2025
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38' - 05/02/2025
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34' - 05/02/2025
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04' - 05/02/2025
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.