Phát triển bền vững - Bài 3: Lành mạnh hóa bộ máy kinh tế
>>> Phát triển bền vững: Nền tảng của niềm tin - Bài 1: Tạo thế cao và lực bền
>>> Phát triển bền vững - Bài 2: Xóa đói, giảm nghèo - kỳ tích không thể phủ nhận
Những vụ án này đã gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng; khiến nhiều dự án “đắp chiếu”. Những vụ việc này đang làm méo mó bản chất của nền kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế đất nước. Công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết cho thấy sự quyết tâm làm trong sạch hóa, lành mạnh hóa của bộ máy kinh tế, củng cố niềm tin của người dân.
* Gánh nặng không đáng có Nạn tham nhũng từ lâu đã được Đảng chỉ rõ là một trong những nguy cơ chính đe dọa sự tồn vong của chế độ, sự phát triển của đất nước. Phòng chống tham nhũng luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tham nhũng “vặt” vẫn chưa được đẩy lùi. Tham nhũng không chỉ kìm hãm sự phát triển kinh tế, mà còn làm suy giảm tính cạnh tranh của thị trường, làm méo mó môi trường kinh doanh.Trước thực trạng đó, bước ngoặt trong phòng chống tham nhũng tại Việt Nam là việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tháng 2/2013, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
Với quyết tâm, ý chí mạnh mẽ, công tác phòng, chống tham nhũng có sự đột phá dưới sự lãnh đạo của Ban Chỉ đạo. Trong đó, điển hình nhất là cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Với sự quyết tâm của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hàng loạt các vụ án kinh tế đã được phanh phui và đưa ra xét xử. Điều đáng chú ý, hầu hết các vụ án kinh tế gây thiệt hại với số tiền lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Các bị cáo trong các vụ án này hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn, tài sản của quốc gia. Điển hình là vụ án Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) diễn ra gần đây. Các bị can đều là những người có chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, nhưng đã vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ.Cụ thể, các bị cáo biết rõ giá trị tài sản, tình hình tài chính, kinh doanh của AVG thua lỗ kéo dài, biết rõ các quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện dự án, nhưng vẫn cố tình thực hiện ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá mua 8.898,3 tỷ đồng, cao hơn giá trị thật của AVG nhiều lần, thiệt hại cho ngân sách 6.475 tỷ đồng.
Trước đó, trong quý I năm 2018, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án kinh tế nghiêm trọng, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chú ý, bởi đây là lần đầu tiên một cán bộ nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị bị đưa ra xét xử với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN đã ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Tiếp đó, trung tuần tháng 3/2018, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Những người có chức vụ đã chỉ đạo và quyết định việc PVN góp vốn vào OceanBank để PVN trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng này.Hậu quả, với năng lực yếu kém của OceanBank và những hành vi vi phạm của của các đối tượng đồng phạm, OceanBank đã bị thua lỗ nghiêm trọng không còn giá trị vốn của chủ sở hữu; dẫn đến toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng vốn góp của PVN (là số vốn của Nhà nước giao cho PVN quản lý) tại OceanBank đã bị mất hoàn toàn.
Mới nhất, ngày 22/10 vừa qua, cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã quyết định khởi tố bị can cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây là việc mở rộng điều tra vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), Bùi Văn Nga và đồng phạm về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", liên quan đến chuyển nhượng nhiều lô đất quốc phòng… Cũng liên quan đến đất đai, trước đó, một số quan chức lãnh đạo của Đà Nẵng cũng bị khởi tố do liên quan đến nhiều vụ bán “đất vàng” cho Phan Văn Anh Vũ. Một số địa phương khác, không ít lãnh đạo cũng vướng vòng lao lý khi cũng mắc sai phạm liên quan đến đất đai... Sai phạm trong các vụ án đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đến việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, gây ra tiền lệ xấu về nền nếp trong quản lý kinh tế nói chung. Những quyết định đầu tư sai trái mà hậu quả là những dự án thua lỗ, “đắp chiếu” như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Ethanol Phú Thọ… đang tạo thêm những gánh nặng không đáng có cho nền kinh tế và xã hội. * Lấp “lỗ hổng” trong quản lý kinh tế Nhìn lại các vụ án điển hình trên, đều cho thấy các sai phạm thường xảy ra ở lĩnh vực đất đai, xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, kiểm tra, kiểm toán, thuế, hải quan... Không chỉ có tình trạng “ăn đất”, tình trạng “rút ruột” công trình cũng là nỗi nhức nhối trong dư luận xã hội nhiều năm qua. Thực tế cho thấy, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thời gian qua chính là một trong những lỗ hổng lớn nhất trong quy trình quản lý ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Theo chuyên gia kinh tế, TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm thông tin Công Thương, Bộ Công Thương, chi phí tiền thuê đất hằng năm hiện chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên tình trạng giữ đất, để đất lãng phí ở các tổng công ty, tập đoàn kinh tế còn phổ biến.Ngoài ra, khi Nhà nước chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa thì tình trạng định giá tài sản cố định, đặc biệt là đất đai ở mức thấp diễn ra không ít. Sau đó, chỉ bằng một số thủ thuật chuyển quyền sử dụng lòng vòng, những khu “đất vàng” bỗng dưng trở thành tài sản cá nhân, trong khi khoản thu về ngân sách rất èo uột. Điều đó cho thấy, lỗ hổng cần được khỏa lấp bằng hành lang pháp lý đủ mạnh, có sự giám sát từ xã hội.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, việc chỉ định thầu; “quân xanh, quân đỏ” trong đấu thầu; triển khai rầm rộ các dự án theo hình thức “xây dựng - chuyển giao” qua hình thức đổi đất lấy hạ tầng trong khi hành lang pháp lý chưa đầy đủ đã dẫn đến nhiều “cái bắt tay dưới gầm bàn”. Đây là nguồn cơn để tệ nạn vòi vĩnh, chủ nghĩa cơ hội, tham nhũng trỗi dậy. Và điều đáng lưu ý hơn là những người vi phạm đa số là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Những người này nắm quyền hành tập trung trong tay nên càng dễ dàng thực hiện các hành vi vi phạm nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân. Họ phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư; đề ra các chủ trương thiếu minh bạch; đặt ra những quy định điều hành, cách quản lý mập mờ... để bằng cách này hay cách khác, thu lợi cho bản thân, cho một nhóm lợi ích, làm xâm hại đến quyền lợi chung của Nhà nước, của xã hội. Trước hết, phải khẳng định rằng vi phạm của các bị cáo trong những vụ án này là do chính bản thân các bị cáo, không thể đổ lỗi cho cơ chế chính sách, cho hoàn cảnh khách quan và càng không thể đổ thừa cho việc luật pháp còn có những kẽ hở, chưa hoàn thiện, cả “làng” cùng làm nên “đụng” vào ai là người ấy “dính”… Trên thực tế, không ai ép buộc các bị cáo phải thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật đó. Sai phạm là do họ tự lựa chọn và tự đi quá giới hạn của pháp luật. Nhà nước giao cho doanh nghiệp vốn để kinh doanh, trao quyền tự chủ để doanh nghiệp quản lý nguồn vốn đó sao cho hiệu quả. Bản thân người chủ doanh nghiệp luôn phải tính toán kế hoạch kinh doanh với lợi ích cao nhất để bảo toàn vốn của Nhà nước. Song, trong những vụ án kinh tế này, các bị cáo đã bất chấp pháp luật, bất chấp rủi ro, đầu tư tràn lan… gây thất thoát số tiền đặc biệt lớn cho Nhà nước. Có thể nhìn nhận, động cơ phía sau của các bị cáo thường là lợi ích cá nhân, lợi ích của một nhóm cùng câu kết, cùng hưởng lợi. Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nguyên nhân của các vụ án trên cũng do việc thực hiện quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực còn nhiều sơ hở và một mặt pháp luật vẫn còn những kẽ hở lớn. Chẳng hạn, lỗ hổng trong việc xử lý giá trị đất đai, giá trị đất đai trong cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và quy định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho việc cổ phần hoá. Đây là lỗ hổng về chính sách. Theo ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế nêu trên là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, không chỉ gây thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước, mà còn xâm hại đến sự đúng đắn, liêm chính và trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước, xâm hại nghiêm trọng đến uy tín, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và quản lý doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân về hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, để ngăn ngừa lòng tham và cũng là bảo vệ cán bộ, đảng viên trước những ma lực của đồng tiền, việc đầu tiên cần làm là phải có hệ thống pháp lý về quản lý sử dụng tài sản công hiệu quả. Cụ thể là cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Xác lập được chủ quản lý hoặc chủ sử dụng đối với từng tài sản, nghĩa là phải có người chịu trách nhiệm chính với mỗi tài sản; có nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tham mưu cho lãnh đạo, cơ quan quản lý; phát triển hệ thống quản lý dựa trên công nghệ thông tin hiện đại kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Cuối cùng là cần xử lý nghiêm, công khai những trường hợp tham nhũng. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đang được tiến hành với những hành động quyết liệt, khẩn trương, khẳng định quyết tâm cao độ của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Thực tế, gần 5 năm kể từ khi Đảng triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" với các vụ “đại án” được đưa ra xét xử là minh chứng rõ ràng đáp lại những luận điệu xuyên tạc để hạ thấp uy tín của Đảng. Nguyên đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đánh giá: “Sự tích cực và quyết liệt trong xử lý các vụ án tiêu cực trong thời gian gần đây khiến người dân rất phấn khởi”. Thực tiễn luôn là thước đo chân lý để Đảng và Nhà nước tiếp tục cuộc chiến đấu cam go này, đi tới thành công hơn nữa.Xem thêm:
>> Phát triển bền vững - Bài 4: Củng cố thể chế kinh tế thị trường
>> Phát triển bền vững - Bài 5: Kinh tế tư nhân - “Chân kiềng” vững chắc của kinh tế
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân, vì sao “chậm lớn”?
15:54' - 14/11/2019
Hơn 10 năm trước, khi Việt Nam gia nhập WTO, người ta đã ví von khối kinh tế tư nhân như “đội thuyền thúng” đi ra biển lớn để bày tỏ sự lo ngại trước quá trình hội nhập sâu rộng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân
13:59' - 30/10/2019
Một trong những động lực quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân, bởi khu vực dân doanh còn nhiều dư địa phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân
08:14' - 19/10/2019
Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân ở nước ta phát triển khá nhanh và mạnh, trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam.
-
DN cần biết
Chính sách miễn lệ phí môn bài sẽ tác động thế nào đến kinh tế tư nhân?
17:45' - 06/08/2019
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn VBF giữa kỳ 2019: Thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
11:50' - 26/06/2019
VBF là cơ chế đối thoại liên tục và chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế, nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15' - 05/02/2025
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21' - 05/02/2025
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17' - 05/02/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30' - 05/02/2025
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29' - 05/02/2025
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46' - 05/02/2025
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38' - 05/02/2025
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34' - 05/02/2025
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04' - 05/02/2025
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.