Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây
Đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng 2022 (Hội chợ EWEC Đà Nẵng 2022) đang diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Diễn đàn được tổ chức nhằm phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược của thành phố Đà Nẵng là cửa ngõ ra biển của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, là Trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đồng thời, tăng cường kết nối, hợp tác giữa Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố của Việt Nam và của các nước trên tuyến hành lang này. Qua đó, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương trong hoạt động logistics nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trần Phước Sơn – Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, hành lang kinh tế Đông Tây là chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước trên hành lang.
Đến nay, sau gần 25 năm hình thành, các địa phương trên hành lang vẫn chưa thực sự được các quốc gia tập trung, quan tâm đầu tư đúng mức để trở thành một hành lang kinh tế xuyên biên giới thực sự; hạ tầng giao thông kết nối cũng như hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, quy mô thị trường sản xuất, tiêu dùng hàng hóa còn nhỏ dẫn đến dịch vụ logistics trên hành lang chưa thật sự phát triển.
"Do đó, việc quan tâm chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên biên giới tại các địa phương trên tuyến là rất cần thiết, để hành lang kinh tế Đông Tây thực sự là hành lang kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics", Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn nhấn mạnh.Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, nhận thức rõ định hướng trên, thành phố Đà Nẵng cũng như 5 tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng chính quyền các tỉnh của nước bạn Lào, Thái Lan, Myanmar trong thời gian qua đã có những chương trình, hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics như: xây dựng và triển khai các quy hoạch trung tâm logistics, kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ logistics, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ dịch vụ logistics.
“Diễn đàn hôm nay nhằm mục đích gợi mở, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế thẳng thắn chia sẻ, trao đổi, đề xuất sáng kiến đóng góp vào việc hoàn thiện các điều kiện và chính sách phát triển dịch vụ logistics của các địa phương gắn với hành lang Đông Tây của các nước Myamar, Thái Lan, Lào, Việt Nam”, Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho hay.
Tại diễn đàn, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, dù có lợi thế rất lớn để phát triển, nhưng ngành dịch vụ logistics của Đà Nẵng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế phải khắc phục như: cơ sở hạ tầng logistics Đà Nẵng chưa đồng bộ và xứng tầm với vai trò trung tâm dịch vụ logistics của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung để giúp kết nối hiệu quả với Hành lang Kinh tế Đông Tây và cả nước; quy mô, vốn, kinh nghiệm và trình độ quản lý của đội ngũ doanh nghiệp ngành logistics trên địa bàn còn hạn chế và khó khăn trong thu hút nguồn hàng…Theo ông Trần Thanh Hải, Đà Nẵng cần khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt “Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; trong đó, tích hợp quy hoạch phát triển hệ thống logistics, dành quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng và trung tâm logistics.
Cùng với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như: xây dựng mới cảng Liên Chiểu, di dời ga đường sắt, nâng cấp quốc lộ 14B, 14G. Đồng thời, thành phố cũng phải có kế hoạch dành quỹ đất cho việc nâng cấp sân bay Đà Nẵng với các giải pháp thiết kế, nâp cấp khu vực chuyên biệt phục vụ vận chuyển hàng hóa…
Bà Sonechanh Phoutthavong - Tham tán thương mại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam chia sẻ, 5 tỉnh Nam Trung Lào gồm: Sa-vẳn-nạ-khệt; Chăm-pa-sak; Sa-la-văn; Sê kong; At-tạ-pư có nhiều tuyến đường có thể kết nối với tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đặc biệt là tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt là một tỉnh lớn nhất của Lào ở khu vực Trung du có các khu công nghiệp, nhà máy và cảng cạn (Savanna khet Dry port) với diện tích rộng rãi, kho bãi lớn, vận chuyển thuận tiện, nhanh chóng. Với các đặc điểm, thế mạnh của từng tỉnh, bà Sonechanh Phoutthavong cho rằng sẽ có nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các tỉnh, thành phố có chung biên giới hai nước nói riêng và giữa Lào và Việt Nam nói chung là rất lớn. Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá cao những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông Tây trong những năm qua và cho rằng, Quảng Nam nằm ở vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - một trong những vùng kinh tế phát triển sôi động nhất cả nước. Để tiết giảm được chi phí logistics là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển sản xuất tại Quảng Nam và tỉnh đang nỗ lực thực hiện các giải pháp như: quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng cho Cảng hàng không, sân bay Chu Lai, Cảng nước sâu Chu Lai, hạ tầng giao thông kết nối trục Đông Tây. Cùng với đó, Quảng Nam tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới; phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư dịch vụ logistics, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về hoàn thiện các thể chế, quy định pháp luật về logictis; trong đó, đề nghị quy hoạch, bổ sung quy hoạch hạ tầng logistic hàng không khi sân bay Chu Lai trở thành sân bay quốc tế… Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận xoay quanh việc đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics, kinh nghiệm cũng như đưa ra các đề xuất nhằm phát huy vai trò của các địa phương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây và phát triển tuyến trong thời gian tới. Những tham luận cùng các ý kiến trao đổi, đề xuất của đại biểu tại diễn đàn sẽ là căn cứ quan trọng để chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trên Hành lang kinh tế Đông Tây đưa ra các chính sách, giải pháp, định hướng phát triển phù hợp nhằm đẩy mạnh dịch vụ logistics. Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) là một chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước EWEC. EWEC hình thành dựa trên tuyến đường bộ dài 1.450 km đi qua 4 quốc gia nằm trong trung tâm bán đảo Đông Dương gồm: Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển hệ thống logistics và chuỗi cung ứng tại ĐBSCL
19:13' - 22/07/2022
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế và hội đủ loại hình vận tải đường sông, đường biển, đường bộ và hàng không.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dòng chảy logistics ở Đồng bằng sông Cửu Long
16:50' - 20/07/2022
Theo các chuyên gia nhận định, để phát triển hoạt động logistics, điều kiện cần đầu tiên là phải có nguồn hàng. Điều này rất thuận lợi đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã