Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ Quy hoạch tích hợp
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, tài nguyên đất, nước và môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long đang suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những thách thức về nước biển dâng, nhập mặn và chính sách, tập quán canh tác bất cập kéo dài bào mòn sức sống của Đồng bằng sông Cửu Long và kinh tế vùng đang bị tụt hậu so với cả nước. TS. Vũ Thành Tự Anh nhìn nhận, trong bối cảnh phát triển Đồng bằng sông Cửu Long có 3 chuyển đổi lớn của vùng gồm: nông nghiệp, chuyển đổi số và chuyển đổi nhân khẩu. Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long cũng có 3 cú sốc lớn gồm: môi trường, kinh tế và y tế. Đối với quan điểm về mô hình phát triển phù hợp cho Đồng bằng sông Cửu Long, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng, cần hài hòa kinh tế, xã hội, môi trường, từng bước chuyển đổi thứ bậc ưu tiên dựa trên lợi thế so sánh từ lúa gạo, thủy sản, trái cây sang thủy sản, trái cây, lúa gạo. Ngoài ra, chú trọng đến chất lượng và giá trị hơn số lượng, coi nước mặn, nước lợ đều là tài nguyên quý báu. Đồng thời, tháo gỡ các nút thắt phát triển, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới; hướng đến kinh tế nông nghiệp hiện đại thay cho sản xuất nông nghiệp truyền thống và huy động nguồn lực phát triển cho Đồng bằng sông Cửu Long. TS.Vũ Thành Tự Anh cũng cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước một loạt những cơ hội không phải là thách thức. Cơ hội đầu tiên đó là tăng trưởng xanh với chuyển đổi số, với kinh tế tuần hoàn, đó là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của đồng bằng. Thứ hai là trong quy hoạch tích hợp thì đưa vào khái niệm đó là hình thành các trung tâm đầu mối; trong đó, có một trung tâm khổng lồ đặt ở Cần Thơ và 7 trung tâm đầu mối ở 7 địa phương khác gắn liền với cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển, giao thông và logistics… Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Đồng bằng sông Cửu Long muốn giảm diện tích trồng lúa sẽ rất khó vì người nông dân không trồng lúa thì sẽ không biết trồng cây gì, bởi thổ nhưỡng vùng này phù hợp với cây lúa. Vấn đề quan trọng là phải giảm số lượng và nâng chất lượng hạt gạo. Nếu trước đây nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thì giờ đây cần sản xuất theo mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân mà mô hình này hiện tại chỉ có Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An và Tập đoàn Lộc Trời thực hiện rất hiệu quả. “Đồng bằng sông Cửu Long không phải thay đổi gì nữa, nhưng chúng ta phải thay đổi tư duy, không trồng sản lượng nhiều nữa mà hãy nâng cao chất lượng theo nhu cầu của các nước. Chúng ta cần làm cơ chế chính sách làm sao cho có thật nhiều doanh nghiệp sản xuất theo mô hình cánh đồng liên kết với nông dân”, ông Phạm Thái Bình nêu quan điểm. Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, hiện nay lợi nhuận của nông dân chỉ đạt khoảng 30% nhưng việc phân bổ lợi nhuận là chưa hợp lý. Trong khi thu nhập của nông dân hiện nay không tăng thì tất cả những người hợp tác với nông dân đều giàu lên nhanh chóng, như các doanh nghiệp, công ty chế biến xuất khẩu gạo, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống… Vì vậy dư địa phân phối lại lợi nhuận cho nông dân còn rất lớn và cần được tổ chức lại một cách hợp lý để tăng lợi nhuận cho nông dân. Mặc khác, trong khâu chế biến, chúng ta chủ yếu tập trung vào bán gạo, trong khi các phụ phẩm từ gạo như: cám, tấm, trấu… sẽ trở thành chính phẩm và có giá trị thu nhập rất cao nếu được tập trung chế biến sâu. Dư địa này hoàn toàn được các nhà khoa học nghiên cứu làm được. Tập đoàn Lộc Trời đã tập trung nghiên cứu sản phẩm thứ cấp sau gạo và theo như tính toán sơ bộ cho thấy, riêng lĩnh vực này có thể làm tăng thêm thu nhập một lần nữa cho nông dân. Tổ chức lại sản xuất, xây dựng được hệ sinh thái thì có thể làm giảm thêm một nửa giá thành trong sản xuất lúa. Nói cách khác nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp, chúng ta có thể làm cho thu nhập của nông dân sản xuất lúa tăng lên gấp 3 lần so với hiện tại. Theo ông Thòn, những dư địa trong sản xuất, chế biến, phân phối lúa gạo là còn rất lớn và theo đó chúng ta có thể xây dựng chương trình hành động mang tính chất cách mạng nhằm đảm bảo thu nhập của người nông dân trồng lúa đạt cao hơn chứ không cần phải giảm diện tích đất trồng lúa./.
- Từ khóa :
- Đồng bằng sông cửu long
- cần thơ
- quy hoạch
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022
14:24' - 01/08/2022
Ngày 1/8 tại thành phố Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dòng chảy logistics ở Đồng bằng sông Cửu Long
16:50' - 20/07/2022
Theo các chuyên gia nhận định, để phát triển hoạt động logistics, điều kiện cần đầu tiên là phải có nguồn hàng. Điều này rất thuận lợi đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế & Xã hội
Tham vấn giải pháp mang lại sinh kế bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long
13:52' - 20/07/2022
Với tiềm năng phát triển nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.