Phát triển Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước
Tuy nhiên, những hạn chế, bất cập về hệ thống giao thông kết nối thời gian qua đang là trở ngại lớn kìm hãm sự phát triển chung. Do vậy, các tỉnh, thành trong vùng cần phối hợp chặt chẽ tìm ra nhiều giải pháp giải quyết “điểm nghẽn” giao thông kết nối liên vùng, thúc đẩy Đông Nam bộ phát triển thành vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước.
* Nhiều bất cập về giao thông kết nối
Đông Nam bộ bao gồm Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chỉ rõ “điểm nghẽn” ảnh hưởng đến liên kết vùng Ðông Nam bộ chính từ mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan tỏa của vùng.
Theo quy hoạch, Tp. Hồ Chí Minh có năm trục đường bộ và ba tuyến vành đai kết nối với vùng Ðông Nam bộ. Tuy nhiên, hiện nay ngoài trục Quốc lộ 1 được đầu tư cơ bản theo quy hoạch, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây hoàn thành giai đoạn 1, cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được đầu tư thì các trục kết nối còn lại hiện chưa được nâng cấp mở rộng theo quy hoạch.
Các dự án đường cao tốc song hành đều chậm triển khai. Các tuyến vành đai 2, 3, 4 chưa được xây dựng cũng như khép kín. Ðây là nguyên nhân các cửa ngõ và trục kết nối Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận thường xuyên tắc nghẽn, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân lớn nhất là cơ chế liên kết vùng còn lỏng lẻo, hình thức, chưa có thể chế dẫn dắt, mỗi địa phương làm một kiểu, manh mún, chưa đồng bộ. Ðiều này không chỉ gây ra sự quá tải về giao thông tại các tuyến đường cửa ngõ mà còn ảnh hưởng sự phát triển kinh tế của từng địa phương và cả vùng. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải thuộc nhóm cảng biển có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới, với mức tăng khoảng 22%/năm, vẫn đang gặp bất cập về hệ thống giao thông kết nối cảng với các khu, cụm công nghiệp trong vùng, trong đó, tuyến quốc lộ 51 hiện là tuyến đường bộ duy nhất nối Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ. Dù dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang được gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công nhưng vẫn rất cần thiết xây dựng một tuyến đường sắt kéo dài từ Biên Hòa qua Cái Mép. Ðại diện các cảng lớn trong cụm cảng như: CMIT, Tân Cảng Cái Mép, Gemalink… cũng khẳng định những hạn chế về giao thông đang là “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển của cụm cảng nước sâu này. Bên cạnh đó, hệ thống cảng Sài Gòn (Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước...) đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam trong các hoạt động ngoại thương, đứng trong top 20 cảng lớn nhất thế giới năm 2020.Tuy nhiên, thực tế hạ tầng giao thông lại chưa tăng kịp theo tốc độ tăng trưởng, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, nhất xung quanh khu vực cảng.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Logistics Tp. Hồ Chí Minh Đặng Minh Phương, cảng Cát Lái quy hoạch tiếp nhận 3 triệu Teus/năm nhưng thực tế tiếp nhận là 5 triệu Teus/năm và trong xu hướng gần là lên đến 8 triệu Teus/năm. Do vậy, giao thông quanh khu vực cảng luôn trong tình trạng ùn tắc nghiêm trọng, làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp logistics, giảm năng lực cạnh tranh của ngành. Nằm giáp với tỉnh Đồng Nai, địa phương phát triển công nghiệp mạnh bậc nhất cả nước, nhưng Bình Phước lại chưa có tuyến đường nối với Ðồng Nai dù hệ thống giao thông khá hoàn thiện. Hiện nhiều doanh nghiệp ở Ðồng Nai mở rộng sản xuất và đặt nhà máy gia công tại Bình Phước, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà vì tuy khoảng cách địa lý không xa nhưng thiếu các cung đường kết nối, đẩy chi phí vận chuyển tăng cao. Điều này làm giảm sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư của tỉnh Bình Phước.* Phối hợp thực hiện các giải
Theo lãnh đạo UBND Tp. Hồ Chí Minh, cần có sự phối hợp và điều phối chung trong công tác quy hoạch của các địa phương, quy hoạch vùng và triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối.
Từ định hướng của Nghị quyết về thí điểm cơ chế đặc thù, Tp. Hồ Chí Minh chủ động phối hợp với các địa phương để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và vận hành cơ chế liên kết, điều phối, cũng như nghiên cứu đề xuất cơ chế đặc thù phát triển vùng,...
Thực tế, Bộ Giao thông Vận tải đã có nhiều kế hoạch để phát triển hạ tầng giao thông liên kết vùng Đông Nam bộ và các vùng phụ cận, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư lên đến trên 400.000 tỷ đồng.Riêng trong giai đoạn 2021 - 2026, tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc quan trọng có tính chất liên vùng và kết nối với sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải như: Đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh (92 km); các tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (52km thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai), Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 (54 km), Bến Lức - Long Thành (58 km); mở rộng tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Nâng tổng số km đường bộ cao tốc trong vùng Đông Nam Bộ lên khoảng 348 km.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, cần tập trung vào một số giải pháp; trong đó có việc đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ trong công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng.Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng trong quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, tăng năng lực cạnh tranh.
Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho rằng, để việc liên kết vùng Đông Nam bộ hiệu quả hơn cần các yếu tố như tổ chức, cơ chế, nguồn lực và thống nhất quan điểm của các địa phương trong vùng. Không chỉ phát triển giao thông đường bộ mà cần tận dụng tiềm năng và phát triển tất cả các mạng lưới giao thông kết nối như đường không, đường thủy, đường sắt. Từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lên kế hoạch tập trung chủ yếu vào phát triển hệ thống giao thông kết nối.Thứ nhất, về đường bộ khởi công tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào đầu năm 2023 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2025.
Thứ hai, đường Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh; trong đó có đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu đang trình Chính phủ phê duyệt dự án tiền khả thi, sau đó chuẩn bị các thủ tục pháp lý để triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vào năm 2024 và dự kiến kết thúc vào năm 2030, đồng bộ với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tp. Hồ Chí Minh khai thác toàn bộ đường Vành đai 4.
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu Lương Anh Tuấn cho biết, giao thông kết nối (liên tỉnh, liên vùng) được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định là vấn đề sống còn trong phát huy và khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương.Riêng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ các khu kinh tế, công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải.
Qua đó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khi kết hợp cùng sân bay quốc tế Long Thành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào đưa Đông Nam Bộ trở thành động lực phát triển của cả nước?
16:37' - 18/03/2023
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-
Doanh nghiệp
Central Retail ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã vùng Đông Nam Bộ
18:19' - 17/03/2023
Đội ngũ thu mua của Tập đoàn Central Retail đã kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà cung cấp chất lượng đến từ các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ điểm nghẽn phát triển vùng Đông Nam bộ
16:31' - 10/03/2023
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra hoàng loạt điểm nghẽn cần tháo gỡ về hạ tầng giao thông, liên kết vùng, cơ chế phối hợp... qua đó tạo điều kiện cho vùng Đông Nam bộ phát triển năng động và bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.