Gỡ điểm nghẽn phát triển vùng Đông Nam bộ
Tại Hội thảo quốc gia “Động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ: Tiềm năng và thách thức” do Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 10/3, nhiều chuyên gia đã chỉ ra hoàng loạt điểm nghẽn cần tháo gỡ về hạ tầng giao thông, liên kết vùng, cơ chế phối hợp... qua đó tạo điều kiện cho vùng Đông Nam bộ phát triển năng động và bền vững.
* Hàng loạt điểm nghẽn
Theo các chuyên gia, Đông Nam bộ đóng vai trò quan trọng trong giao thương với cả nước và quốc tế thông qua mạng lưới giao thông và cảng biển. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ, dẫn đến chuỗi cung ứng nội vùng và ngoại vùng bị quá tải, giảm tính kết nối.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đô thị hóa cao với phần lớn lao động nhập cư đang đặt ra rất nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng trong bối cảnh thiếu hụt nguồn vốn đầu tư công.
Quy hoạch đến năm 2030, vùng Đông Nam bộ có 970 km cao tốc nhưng hiện tại mới đưa vào khai thác thực tế chỉ hơn 10% so với quy hoạch. Nguyên nhân chính là sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư công và khó khăn trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng.
Điển hình, Tp. Hồ Chí Minh có vị trí trung tâm kết nối vùng nhưng giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố cần khoảng 373 nghìn tỷ đồng cho 172 công trình giao thông trọng điểm nhưng vốn ngân sách chỉ đáp ứng 27%.
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoài, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á (Jabes) cho biết, tốc độ tăng trưởng vùng có xu hướng giảm và chững lại.
Một điều đặc biệt quan tâm, Tp. Hồ Chí Minh đóng vai trò dẫn dắt vùng nhưng hiện đang đối diện với vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông khi xếp hạng PCI về cơ sở hạ tầng tổng quát lại đi sau hai địa phương Bình Dương và Đồng Nai.
“Sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng cứng đã hạn chế những thế mạnh tiềm năng vốn có của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và vùng nói chung trong phát huy thế mạnh nội vùng và các vùng kinh tế khác. Điều này dẫn đến không chỉ tốc độ tăng trưởng của Tp. Hồ Chí Minh mà tốc độ tăng trưởng của vùng cũng đang có chiều hướng chững lại và đi xuống trong những năm gần đây”, Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài phân tích.
Trong khi đó, Giáo sư – Tiến sĩ Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đánh giá, vùng có tỷ lệ đô thị hóa cao 67%, đặc biệt siêu đô thị như: Tp. Hồ Chí Minh cùng với các địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai đang thu hút hơn 40% lao động nhập cư nên phải đối diện với nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội.
Trong khi đó, dù có vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế của đất nước nhưng trình độ công nghệ của các địa phương trong vùng Đông Nam bộ còn thấp. Kết quả hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng, chưa trở thành động lực thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ phát triển bền vững trong dài hạn.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Võ Thanh Thu (Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh), bên cạnh những thành tựu, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng như năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực… còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đây là vùng công nghiệp lớn nhất nước nhưng chủ yếu vẫn là công nghiệp gia công, dựa vào nguồn nhân lực lao động trình độ trung bình hoặc thấp để tạo ra sản phẩm.
Các tỉnh chưa có chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch chung trong hợp tác phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Mỗi tỉnh làm khoa học công nghệ độc lập với mục tiêu và kế hoạch riêng dẫn tới phân tán nguồn lực vốn đã rất mỏng. Vùng có khoảng 80 trường đại học, 70 trường cao đẳng nhưng các cơ sở này chưa gắn hoạt động khoa học công nghệ để giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội của vùng.
“Cho đến thời điểm này, sự phát triển khoa học công nghệ của Đông Nam bộ thực chất chưa mạnh, chưa thực sự trở thành trung tâm phát triển khoa học công nghệ có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam và cả nước”, Giáo sư – Tiến sĩ Võ Thanh Thu chia sẻ.
* Khẳng định vai trò Hội đồng vùng
Nhiều chuyên gia chỉ ra, Đông Nam bộ vẫn tồn tại những điểm nghẽn như: thiếu lao động có kỹ năng và trình độ cao, thiếu sự liên kết vùng trong sản xuất và tiêu thụ do cơ chế pháp lý chưa cụ thể, quản lý theo địa giới hành chính gây chia cắt chuỗi cung ứng…
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ chính là là cơ sở đưa Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả, cần nghiên cứu, đề xuất và xây dựng chính sách, giải pháp chiến lược phù hợp.
Để vùng Đông Nam bộ với “hạt nhân” Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm khoa học công nghệ, Giáo sư – Tiến sĩ Võ Thanh Thu đề xuất, từ cấp quản lý khoa học và công nghệ ở Trung ương đến địa phương trong vùng tập trung rà soát, tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.
Giáo sư – Tiến sĩ Võ Thanh Thu gợi mở, có thể tập trung xây dựng và triển khai thí điểm ở vùng Đông Nam bộ chính sách tạo động lực thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước, hợp tác công - tư và đầu tư tư nhân vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng chính sách chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học công nghệ; khuyến khích hợp tác công - tư và đầu tư tư nhân trong các dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Dù có những hạn chế, nhưng thực tế Đông Nam bộ vẫn được coi là vùng kinh tế có năng lực đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ lớn nhất Việt Nam. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều thành lập trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
Để phát triển bền vững với tốc độ cao, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục phát triển đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ.
Phân tích quan điểm tái cấu trúc kinh tế vùng, Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài cho rằng, động lực phát triển các ngành kinh tế cần hướng đến hiệu quả, đổi mới sáng tạo tập trung và thâm dụng công nghệ, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao tính hiệu quả quản trị vùng nhằm phá vỡ điểm nghẽn thâm dụng lao động, vốn và tài nguyên. Thực thi tái cấu trúc vùng phải được kiến tạo thông qua Hội đồng vùng có hiệu lực pháp lý và phải có một cơ chế vượt trội huy động các nguồn lực.
“Nguồn vốn đầu tư công cho các dự án vành đai Tp. Hồ Chí Minh và vùng phải được vùng giám sát, quản lý và đề xuất ưu tiên giải quyết theo quy hoạch vùng. Do vậy, phải hoàn thiện Hội đồng vùng và hoàn thành quy hoạch vùng Đông Nam bộ trong thời gian sớm nhất để xác định các dự án trọng tâm và trọng điểm liên kết nội vùng và ngoại vùng”, Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài khuyến nghị.
Trên cơ sở này, theo Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài, Tp. Hồ Chí Minh cần xây dựng cơ chế để Hội đồng vùng được đưa ra các quyết nghị liên quan đến các vấn đề thuộc vùng, cho dù là các dự án quốc gia hay dự án địa phương có tác động đến vùng; cùng với đó là các vấn đề môi trường, giao thông nối kết, an toàn thực phẩm và hợp tác phân công lao động theo chuỗi giá trị công nghiệp vùng...
Để góp phần thực hiện hiệu quả các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội các vùng, tại Hội thảo, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cũng chính thức ra mắt Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (Viện IRDRC), thực hiện các nghiên cứu ứng dụng và cung cấp dịch vụ tư vấn, nhằm góp phần giúp các địa phương tiếp cận những xu hướng mới trong việc thiết kế và vận hành chính sách…
Với tầm nhìn đến năm 2035 trở thành tổ chức nghiên cứu và tư vấn đa ngành, đa lĩnh vực hoạt động, Viện IRDRC hướng tới 4 trụ cột chính: nghiên cứu ứng dụng và tư vấn chính sách cho khu vực công; tư vấn nghiệp vụ và chiến lược cho khu vực tư nhân; lan toả tri thức và kết nối cộng đồng; quản trị và vận hành./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội vùng Đông Nam bộ
12:34' - 01/03/2023
Đông Nam bộ là trung tâm đô thị, công nghiệp của cả nước luôn thu hút rất đông người nhập cư theo dòng chảy việc làm.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ: Cơ hội mới cho vùng đất năng động
12:15' - 19/12/2022
Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đang mở ra cơ hội phát triển cho Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối liên vùng Đông Nam bộ
09:58' - 11/12/2022
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung triển khai các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường giao thông nội tỉnh, vừa phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, kết nối liên vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu tạo hình ảnh tốt để thu hút FDI
13:25' - 06/12/2022
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạo dựng hình ảnh tốt về một vùng đất giàu tiềm năng và hứa hẹn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Tăng sức mạnh cho đầu tầu kinh tế
08:41' - 02/12/2022
Vai trò dẫn dắt tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ đang suy giảm so với các vùng khác. Đã đến lúc, cần có cơ chế mới tạo điều kiện cho vùng đóng vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng của đất nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Bàn giải pháp liên kết du lịch vùng
18:29' - 29/11/2022
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, của cả nước với 32% tổng sản phẩm quốc nội và 44,7% thu ngân sách của cả nước (năm 2020).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.