Phát triển kinh tế biển bền vững: Bài 1: Thách thức vẫn rất lớn
Với tiềm năng to lớn diện tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền và có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09 ngày 9/2/2007 về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu đưa nước ta phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Ngày 21/6/2012, Luật Biển Việt Nam cũng được Quốc hội thông qua cũng đề cập đến việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, yêu cầu triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng biển.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đề ra những chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác biển-vùng ven biển và đã đạt được những thành tựu cơ bản, quan trọng.Tuy nhiên việc phát triển kinh tế biển và bảo tồn tính bền vững của biển Việt Nam còn gặp không ít thách thức và nếu không có các giải pháp kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hiệu quả và khả năng phát triển bền vững, khả năng công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế biển ở Việt Nam.
Quy mô kinh tế biển và vùng biển tăng lên
Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, phát triển kinh tế biển của nước ta trong những năm qua đã có sự tăng trưởng về quy mô kinh tế biển và vùng ven biển. Cơ cấu ngành, nghề thay đổi cùng với sự xuất hiện các ngành kinh tế - dịch vụ mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Vùng biển và ven biển đã có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ, chủ yếu là dầu khí và thuỷ sản. Các ngành vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu biển, xuất khẩu thuyền viên bước đầu cũng đã đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Việc phát triển kinh tế theo hướng mở đã góp phần hình thành 15 khu kinh tế ven biển. Đây là những khu vực phát triển tổng hợp các ngành, nghề biển như hậu cần nghề cá, công nghiệp gắn với cảng biển và vận tải biển, du lịch biển, đô thị hóa và nghiên cứu khoa học về biển,...
Bên cạnh đó, Việt Nam đã có bước phát triển mới ở một số hải đảo, vai trò kinh tế của các đảo tăng lên rõ rệt. Hiện trong 12 huyện đảo thì 66 đảo có dân sinh sống với tổng số trên 155 nghìn người, mật độ dân số trung bình trên các đảo là 95 người/ km2, kết cấu hạ tầng trên các đảo được tăng lên rõ rệt, hình thành hệ thống giao thông trên đảo, nhiều đảo gần bờ có điện lưới, đảo xa bờ có máy phát điện, điện mặt trời và cơ sở cung cấp nước ngọt.
Một số đảo sẽ phát triển thành những trung tâm kinh tế hướng biển như Vân Đồn, Cát Hải, Côn Đảo, Phú Quốc... Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đã được quan tâm hơn. Các kết quả điều tra nghiên cứu về biển đã cung cấp những hiểu biết khái quát đặc trưng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên biển. Đặc biệt, Việt Nam đã chú ý thực hiện các cam kết quốc tế và đẩy mạnh công tác bảo tồn biển.
Hệ thống thể chế quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo từ Trung ương xuống địa phương bước đầu đã được thiết lập. Hệ thống chính sách, pháp luật, các quy phạm về công tác điều tra tài nguyên, quản lý môi trường biển đã được xây dựng để phục vụ quản lý ngành.Cụ thể ngày 6/3/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, được xem là văn bản chính sách đầu tiên đề cập đến cách tiếp cận quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo.
Các ngành và địa phương đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành, lĩnh vực liên quan đến biển. Việt Nam cũng đã ký kết và tham gia nhiều điều ước, công ước quốc tế về biển; một số thỏa thuận trên biển với các nước láng giềng nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực Biển Đông.
Tiêu biểu là tham gia ký kết các văn kiện mang tính chất quốc tế và khu vực về Biển Đông như Phương thức ứng sử đa phương (DOC), Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982; triển khai một số dự án hợp tác song phương và đa phương với các nước liên quan.
Chồng chéo trong quản lý
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển kinh tế biển và bảo tồn tính bền vững của biển Việt Nam còn gặp không ít thách thức, hạn chế. Nếu không hoặc chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển hiệu quả và bền vững, cũng như khả năng công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế biển.Trước hết là nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và người dân còn chưa đầy đủ; quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; chưa chuẩn bị điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế.
Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu, manh mún, thiết bị chưa đồng bộ nên hiệu quả sử dụng thấp. Các cảng biển, thiếu hệ thống đường bộ cao tốc chạy dọc ven biển để nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp, sân bay ven biển nhỏ bé thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn.Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,... ở ven biển còn nhỏ bé, trang bị thô sơ. Các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được nghiên cứu áp dụng. Đặc biệt ít chú ý nghiên cứu công nghệ biển tiên tiến.
Tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững do khai thác tự phát, không tuân thủ quy hoạch biển, đảo, làm nẩy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngành ở vùng ven biển, biển và hải đảo. Phương thức khai thác biển chủ yếu vẫn dưới hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu.Còn nghiêng về ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo, các giá trị chức năng, phi vật chất và có khả năng tái tạo của các hệ thống tài nguyên biển còn ít được chú trọng. Ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, biển, đảo và vùng ven biển nước ta vẫn chủ yếu được quản lý theo cách tiếp cận mở kiểu “điền tư, ngư chung” và chủ yếu quản lý theo ngành thông qua các luật pháp, chính sách ngành. Điều này dẫn đến sự chồng chéo về quản lý giữa khoảng 15 bộ ngành về biển, chính sách quản lý thiếu đồng bộ, trong các luật hiện có không ít điểm chồng chéo, hiệu lực thi hành thấp.Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nước biển cho người dân địa phương ven biển. Công tác kiểm tra, kiểm soát, cấp và thu hồi giấy phép sử dụng, khai thác tài nguyên biển chậm được triển khai trong lĩnh vực quản lý tài nguyên biển./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Phê duyệt đề án phát triển ngành kinh tế biển thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
17:22' - 03/10/2017
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt đề án “Phát triển ngành kinh tế biển thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
-
Kinh tế tổng hợp
Cà Mau quy hoạch phát triển vùng kinh tế biển và ven biển
10:53' - 21/08/2017
Tỉnh Cà Mau hiện có 8 huyện và một thành phố; trong đó, 6 huyện được xếp vào loại vùng kinh tế biển và ven biển gồm U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cà Mau cần phát triển mạnh kinh tế biển, kinh tế rừng
13:14' - 21/02/2017
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Cà Mau cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển cho sát hợp, nhằm khai thác, phát huy mạnh hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Yên phát huy thế mạnh kinh tế biển
15:02' - 25/11/2016
Phát triển kinh tế biển là điểm nhấn quan trọng tại lễ công bố Quy hoạch chung phát triển kinh tế xã hội của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đến năm 2030, tầm nhìn 2050, được tổ chức vào ngày 25/11.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24' - 07/07/2025
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40' - 07/07/2025
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52' - 07/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27' - 07/07/2025
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16' - 07/07/2025
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02' - 07/07/2025
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.