Phát triển kinh tế biển Trung Trung bộ - Bài 2: Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

14:25' - 02/08/2019
BNEWS Các địa phương ở Trung Trung bộ đang thực hiện 4 nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
Khắc phục tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp. Ảnh: Võ Dung-TTXVN

Thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), các địa phương ở Trung Trung bộ đang thực hiện 4 nhóm giải pháp gồm: Khung pháp lý; hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; thực thi pháp luật trong đánh bắt trên biển; gắn nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác, đánh bắt.

Tại Quảng Trị, tỉnh đã gắn tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định với hỗ trợ ngư dân trang bị thiết bị cho tàu cá để tăng cường kiểm tra, kiểm soát nghề cá.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Chi cục Thủy sản Quảng Trị đã hướng dẫn cho 450 lượt thuyền trưởng, tổ chức cấp phát 2.100 tờ rơi cho ngư dân, tuyên truyền về quy định khai thác bất hợp pháp.

Đồng thời, tỉnh tổ chức tuần tra, kiểm soát nghề cá trên biển. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang tăng cường kiểm tra, giám sát tàu cá cập và rời cảng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, đối với tàu cá cập cảng, tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tỉnh kiểm tra tối thiểu 20%, tàu làm nghề lưới kéo kiểm tra tối thiểu 10%, tàu làm nghề khác kiểm tra tối thiểu 5%, trong tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản.

Ngoài ra, tỉnh cũng kiểm tra thông tin được ghi trong nhật ký khai thác thủy sản hoặc nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản với sản lượng, thành phần loài thủy sản trên tàu cá, phù hợp với loại nghề khai thác; đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

Đối với tàu cá rời cảng, các cơ quan chức năng kiểm tra trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa; hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu; thiết bị giám sát hành trình; ngư cụ; thuyền viên; đánh dấu tàu cá và hồ sơ vận hành tàu, hành nghề.

Hàng năm, tỉnh thực hiện các chuyến tàu kiểm tra biển, mỗi chuyến biển 3 ngày, đối với tất cả phương tiện có lắp máy hay không lắp máy; đồng thời kiểm tra hồ sơ, thực tế trên tàu, thực tế khai thác.

Xả lý các tàu cá vi phạm khai thác thủy sản. Ảnh minh họa: TTXVN

Từ tháng 7/2019 ngành thủy sản Quảng Trị cũng tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình Movimar trên những tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên. Đến năm 2020, thiết bị giám sát hành trình này cũng được lắp đặt trên những tàu cá có chiều dài trên 15m.

Khi được lắp đặt thiết bị này, chủ tàu cá phải bật thiết bị 24/24 giờ trong suốt quá trình đánh bắt hải sản, để kết nối với lực lượng chức năng trong đất liền theo dõi, giám sát. Đến nay, tỉnh Quảng Trị không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ.

Cùng với tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tập trung sắp xếp, bố trí các trạm thông tin quản lý, giám sát tàu cá và tái cơ cấu lực lượng kiểm ngư để phòng, chống khai thác bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định theo Luật Thủy sản mới và thực hiện nghiêm Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo IUU của Ủy ban châu Âu.

Thời gian qua, ngoài việc tuyên truyền, đầu tư trang bị thiết bị cho tàu cá, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kiểm tra các tàu cá cập cảng và rời cảng tại cảng cá Thuận An.

Theo đó, các đơn vị chức năng trong tỉnh đã tiến hành kiểm tra các tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; giấy phép khai thác; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; nhật ký khai thác; nhật ký thu mua, vận chuyển thủy sản...

Trong tháng 7/2019, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kiểm tra thực tế 47 phương tiện khai thác rời cảng và 33 phương tiện cập cảng để bốc dỡ hải sản. Các tàu rời cảng cá đều trình sổ và các giấy tờ liên quan đến chuyến biển mới, thể hiện việc chấp hành tốt các quy định theo Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các tàu cập cảng để bốc dỡ hải sản đều chấp hành nộp nhật ký khai thác, nhật ký thu mua, báo cáo chuyến biển đầy đủ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, không riêng gì cảng cá Thuận An, thời gian tới, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, kiểm tra thực tế; hướng dẫn cho ngư dân về các quy định mới của Chính phủ sau khi Luật Thủy sản có hiệu lực; các nội dung quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp; hướng dẫn ngư dân thực hiện đúng những quy định trước và sau khi đi biển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Ban quản lý cảng cá Thuận An và chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục người dân nhận thức tốt hơn về vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định cũng như tổ chức thu gom rác thải triệt để; có biện pháp xử lý mạnh đối với các trường hợp vi phạm.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng tàu cá qua cảng cá Thọ Quang (thành phố Đà Nẵng) thực hiện kê khai nguồn gốc xuất xứ hải sản là hơn 7.600 lượt với sản lượng 54.886 tấn. Ngư dân Trần Văn Mười, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng hiện là chủ của 4 chiếc tàu đánh bắt xa bờ; trong đó, có 1 tàu vỏ thép. Đối với anh Mười, việc nghiêm túc thực hiện các quy định về hồ sơ tàu cá mỗi khi cập cảng đã trở thành một thói quen.

Anh Mười cho biết, việc triển khai ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, là chủ trương đúng, là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi thuyền trưởng. Sắp tới, việc quy định tất cả tàu thuyền phải triển khai lắp thiết bị giám sát hành trình cũng giúp cho các chủ tàu và các cấp quản lý Nhà nước dễ dàng hơn trong việc theo dõi, cứu hộ, cứu nạn.

Theo ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, trong thời gian tới, định hướng phát triển ngành thủy sản của thành phố là chuyển từ khai thác truyền thống sang hiện đại, tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao. Thành phố tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng nghề cá tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang để trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của khu vực. Bên cạnh đó, thúc đẩy các hoạt động khai thác hải sản bền

Bài 3: Gỡ vướng về chính sách và hạ tầng

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục