Phát triển Kinh tế số - Bài 1: Nội tại đeo đẳng
Khi nền kinh tế đang dần trở nên bão hòa thì kinh tế số lại bùng nổ và tạo dấu ấn trong đời sống người dân qua giá trị lợi nhuận và những bước đi phù hợp với xu thế mới.
Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone sẽ tạo lực đẩy để thị trường thương mại điện tử bùng nổ trong tương lai.
Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế số cần phát triển tập trung và xây dựng kế hoạch cụ thể hơn chứ không chỉ dừng lại ở khía cạnh thông tin liên lạc và giải trí như hiện nay.
Bài 1: Nội tại đeo đẳng
Trước tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế số và bối cảnh mở rộng nhanh chóng của không gian mạng, Việt Nam đang đối mặt nhiều khó khăn bởi nhận thức còn hạn chế, kỹ năng sử dụng internet an toàn vẫn thấp, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật cũng như các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp và hiệu lực của cơ quan thực thi đều còn yếu và hoạt động thiếu hiệu quả khiến kinh tế số tại Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.
*Bộc lộ hạn chế
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, cùng với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế.
Theo đó, thị trường thương mại điện tử cũng được mở rộng và đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của số hóa và công nghệ thông tin đã trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như thương mại nói riêng.
Chính vì vậy, cho dù là người tiêu dùng hay doanh nghiệp thì khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế số, tất cả đều nhằm mục đích cải thiện cách thức phục vụ khách hàng; trong đó chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng.
Thống kê từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh.
Cùng với đó, với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của internet, các thiết bị di động và mạng xã hội nên ngày càng nhiều cá nhân tham gia mạng thương mại điện tử.
Minh chứng cụ thể qua việc khảo sát mới đây của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cứ 1.000 người thì có tới 25% tham gia mua hàng trực tuyến qua mạng facebook hoặc zalo đã đưa Việt Nam xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng internet đông nhất thế giới.
Đánh giá từ giới phân tích cho thấy, Việt Nam đang phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh với sự phát triển của nền kinh tế số như vấn đề về mặt pháp lý, an toàn tấn công mạng về việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.
Trong hệ sinh thái số, có ba thị trường nổi bật là viễn thông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Các doanh nghiệp viễn thông, internet ở Việt Nam đã phát triển liên tục và đạt mức doanh thu 6,1 tỷ USD. Hai ngành nghề này góp phần tạo ra hơn 851.000 việc làm cho xã hội.
Riêng với thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số ở Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường. Quy mô ngành thương mại điện tử ở Việt Nam hiện ở mức 5,2 tỷ USD.
Ngoài ra, xu hướng sát nhập và mua lại (M&A) giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đã tăng trưởng đều cả ở giá trị và số lượng thương vụ. Tuy nhiên, đi đôi với các thương vụ này là các rủi ro an ninh mạng cũng tăng nhanh không kém.
Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) nhận định, trước thực trạng phát triển nhanh như vũ bão hiện nay của kinh tế số thì các hạ tầng về thanh toán điện tử, phân phối điện tử, nhân lực thương mại điện tử và công nghệ thông tin, an toàn an ninh thông tin còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Không những thế, một bộ phận lớn các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp thương mại điện tử còn chưa ý thức được hoặc chưa quan tâm thích đáng đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại.
Bởi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đang có cùng xuất phát điểm trong cuộc chơi công nghệ. Do đó, đây sẽ là công cụ quyết định trong cuộc chiến giành thị phần tại mảnh đất thương mại điện tử màu mỡ của Việt Nam.
*Nội tại đeo đẳng
Theo Vecom, việc phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh là một nhiệm vụ cấp thiết giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Dù có nhiều tiềm năng nhưng đến nay Việt Nam vẫn còn tới hơn một nửa số doanh nghiệp trong nước chưa áp dụng công nghệ số.
Cùng với đó, các hình thức giao dịch, thanh toán dùng tiền mặt, trả tiền khi nhận hàng được áp dụng phổ biến vẫn đang là trở ngại lớn làm tăng chí phí cho cả xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Chính vì vậy, việc phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh là một nhiệm vụ cấp thiết giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Khảo sát mới nhất của Bộ Công Thương về tính sẵn sàng ứng dụng các công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp, dù một số doanh nghiệp ngành công nghiệp tiên phong (trong các lĩnh vực như dầu khí, điện…) chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với sự thay đổi của công nghệ, nhưng vẫn có tới 82% doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc.
Không những thế, 61% còn đứng ngoài cuộc và 21% doanh nghiệp bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị ban đầu.
Ông Trịnh Duy Hoàng, Công ty nghiên cứu thị trường Vietanalystic cũng chỉ ra rằng kinh tế số phát triển khá mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ số chưa cao.
Điều này thể hiện qua việc nhiều doanh nghiệp vẫn thấy công nghệ số là thứ gì đó rất xa lạ, đa phần mới chỉ được nghe nói đến nhưng để ứng dụng kinh doanh nhờ vào công nghệ này vẫn không nhiều doanh nghiệp thực hiện, một phần do chi phí đầu tư.
Theo ông Trịnh Duy Hoàng, nhân lực đang là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay bởi những doanh nghiệp khởi nghiệp mới nổi trong lĩnh vực công nghệ thường tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đi lên từ hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể nên không đủ năng lực, nhân lực để tiếp cận công nghệ trong nền kinh tế số.
Do vậy, nếu phát triển kinh tế số tốt, Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thuận tiện hơn với các mức chi phí thấp.
Bởi, công nghệ mới với tính đột phá sẽ cho phép các chuỗi cung ứng kết nối và phân phối hiệu quả hơn đồng thời giảm thiểu chi phí về hậu cần và giao dịch.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng khẳng định rằng, kinh tế số và thương mại điện tử đang làm cho thế giới thu nhỏ lại để các doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn lên, xóa bỏ được các bất lợi cố hữu khi tiếp cận được thị trường toàn cầu.
Dự kiến, đến năm 2020 tại Việt Nam sẽ có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, đạt 350 USD/người.
Thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu.
Vì vậy, để khai thác mảnh đất nhiều tiềm năng này cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bởi đây là mắt xích quan trọng giúp thương mại Việt Nam phát triển./.
Bài 2: Tối ưu hóa mô hình
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
15:44' - 18/01/2019
Kinh tế số mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nền kinh tế thay đổi, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, giúp thúc đẩy GDP trên toàn cầu,...
-
Kinh tế Việt Nam
Các tập đoàn lớn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế số
16:53' - 13/09/2018
Ngày 13/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo các Tập đoàn Mitsubishi, Deloitte, Hanwha Energy, McKinsey và HSBC đang ở Hà Nội tham dự Diễn đàn WEF ASEAN 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ muốn đẩy nhanh phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam
11:59' - 13/09/2018
Ngày 13/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi đối thoại với lãnh đạo của 40 tập đoàn tài chính, công nghệ toàn cầu và 5 doanh nghiệp trong nước tham dự Diễn dàn Kinh tế thế giới về ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.