Phát triển trái cây thành ngành hàng chiến lược - Bài cuối: Áp dụng nhiều giải pháp
Càng vươn ra thị trường thế giới, hợp tác thương mại với nhiều quốc gia khác, ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt càng đòi hỏi một chiến lược phát triển bền vững, một quy chuẩn chất lượng để vừa có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, vừa giữ vững vị trí tại thị trường nội địa.
Phát triển thành ngành hàng chiến lược
Trong định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trái cây được coi là một trong 9 ngành hàng chủ lực, bên cạnh các ngành hàng thủy sản, lúa gạo, hạt điều, chế biến và xuất khẩu gỗ, đồ gỗ, cà phê, cao su, tiêu.
Theo đó, ngành hàng trái cây là một trong 3 thế mạnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cũng là xu hướng chuyển đổi diện tích sản xuất của khu vực này.
Theo thống kê của Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giai đoạn từ 2015 đến tháng 8/2019, diện tích cây ăn trái của khu vực phía Nam đạt khoảng 600.000 ha.
Tổng sản lượng 6,6 triệu tấn, chiếm 67% sản lượng trái cây của cả nước; trong đó, có 14 loại cây ăn trái có diện tích trồng hơn 10.000 ha như: xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, cam, bưởi, nhãn, dứa, chôm chôm, mít, bơ, mãng cầu…
Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích sản xuất cây ăn trái đạt 350.000 ha. Theo kế hoạch, diện tích cây ăn trái của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 sẽ tăng thêm 330.000 ha, đạt 680.000 ha.
Để có thể phát triển diện tích sản xuất này, Cục Trồng trọt cũng đã có kế hoạch phối hợp với ngành nông nghiệp các địa phương, Trung tâm khuyến nông các tỉnh thúc đẩy cải tạo các vườn tạp trái cây, dừa, đa dạng hóa hệ thống canh tác cây ăn trái, kết hợp trồng xen các loại cây ăn trái khác dưới tán như xoài xen xây cảnh, dừa xen ca cao…
Là địa phương điển hình trong phát triển ngành hàng trái cây, tỉnh Đồng Tháp đã có những giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy ngành hàng này.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tại Đồng Tháp, chuỗi giá trị các ngành hàng chủ lực như trái cây đã được hình thành và phát huy hiệu quả.
Cụ thể, năm 2018, giá trị sản xuất ngành hàng xoài Đồng Tháp ước đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 65 tỷ đồng so với năm 2017.
Đồng Tháp đã thực hiện liên kết tiêu thụ trong nước được 1.559 tấn xoài, xuất khẩu 74 tấn. Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn xây dựng thương hiệu và thúc đẩy phát triển trái quýt hồng Lai Vung, nhãn Ido Châu Thành…
Để xúc tiến quá trình này, tỉnh Đồng Tháp cũng đã tạo điều kiện cho các nhóm nông dân sản xuất cùng ngành hình thành nên các hội quán. Đây là tiền đề hình thành nên các hợp tác xã, tạo nền tảng cho mối liên kết chuỗi giá trị sau này.
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để có thể chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường và điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch dựa trên các biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai, phát triển bền vững thành 3 vùng.
Đó là, vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển, xoay trục chiến lược của ngành nông nghiệp thành thủy sản, trái cây và cuối cùng là lúa gạo.
Đẩy mạnh liên kết chuỗi
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất cây ăn trái nhỏ lẻ, phân tán, gây khó khăn trong việc cơ giới hóa. Đồng thời, trái cây phục vụ cho chế biến, xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu sang thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do thị trường đặt ra như GlobalGAP,… Nhưng, diện tích sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế lại khiếm tốn, khoảng 10% diện tích của toàn vùng.
Hơn nữa, tiêu chí sản xuất khắt khe, nhưng kênh kết nối giữa các đơn vị sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GlobalGAP với doanh nghiệp chế biến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn này lại lỏng lẻo, chưa gặp nhau để có thể thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Số còn lại chạy theo số lượng, sản xuất dễ dãi nên khó thực hiện liên kết để cung ứng cho chế biến và xuất khẩu.
Do đó, ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh, ngành trái cây muốn trở thành một ngành hàng chủ lực thì các kênh phải gặp được nhau mới phát huy thế mạnh của từng bên.
Trái cây chất lượng phát huy được giá trị, sản phẩm chất lượng tìm được doanh nghiệp phù hợp để thẳng bước ra thị trường, thay vì những hàng hóa chất lượng và doanh nghiệp đang cần lại “đi trên hai đường thẳng song song” như hiện nay.
Thêm vào đó, hiện nay cả nước có 150 nhà máy chế biến trái cây; trong đó, có 18 nhà máy chế biến sâu. Tuy nhiên, số lượng nhà máy có công suất lớn lại không nhiều.
Dù vậy, sản lượng trái cây của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa đáp ứng được hết công suất hoạt động của các nhà máy này.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện chỉ có 30% sản lượng trái cây được đưa vào chế biến, xuất khẩu, số còn lại chủ yếu xuất khẩu tươi và tiêu thụ trong nước. Khi được tiêu thụ tươi, thời gian bảo quản trái cây ngắn, làm tỷ lệ hao hụt cao và giảm giá trị mặt hàng.
Theo ông Nguyễn Như Hiến, Trưởng Phòng cây lâu năm, Văn phòng Cục trồng trọt phía Nam, ngành sản xuất và chế biến trái cây phải tổ chức lại sản xuất và liên kết, các doanh nghiệp cũng cần đổi mới công nghệ chế biến.
Như vậy, mới phát huy hết hiệu quả của từng khâu như sản xuất giống, sản xuất trái cây tươi, chế biến và tiêu thụ.
Đó là chưa kể đến khâu xây dựng thương hiệu cho từng khâu và mở rộng thị trường cho các sản phẩm của ngành trái cây.
Ngành nông nghiệp cũng đặt mục tiêu cho trái cây Việt Nam đến năm 2030 là tổ chức lại sản xuất 100% diện tích trái cây thành những vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn các quốc gia khó tính yêu cầu, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồng thời, bộ phận xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường trong nước có sự phối hợp chặt chẽ với tham tán thương mại các nước để tìm hiểu lịch thời vụ tại các nước sở tại.
Từ đó, người sản xuất trong nước có thêm thông tin để điều chỉnh thời vụ sản xuất bằng giải pháp rải vụ, tránh sản xuất trùng lịch thời vụ của các nước, gây ra tình trạng thừa hàng, khó tiêu thụ, khó xuất khẩu.
Khi những mắt xích trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây được thực hiện tốt từng khâu, mối liên kết chuỗi hình thành và phát triển chặt chẽ, ngành hàng trái cây Việt Nam mới đi vào sản xuất và tiêu thụ ổn định, người sản xuất cũng có động lực đưa ngành trái cây đi lên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển trái cây thành ngành hàng chiến lược - Bài 2: Xây dựng vùng nguyên liệu
09:11' - 22/09/2019
Khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chế biến, xuất khẩu trái cây nói riêng sẽ gặp thế cạnh tranh lớn từ các quốc gia khác trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển trái cây thành ngành hàng chiến lược - Bài 1: Đa dạng trái cây xuất khẩu
08:46' - 22/09/2019
Trái cây Việt Nam hiện đã có mặt ở 60 quốc gia trên thế giới, mức tăng trưởng bình quân là 15%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.