Phí vận tải hàng hóa hàng không, đường biển tăng mạnh vì dịch COVID-19
Theo đánh giá của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng hóa ở Singapore, mức phí vận chuyển hàng hóa hàng không tăng giá mạnh và số vụ hủy hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tăng mạnh đang gây thêm sức ép lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong lĩnh vực vận tải hàng không, với việc hầu hết hãng hàng không đã cắt giảm tới 90% hoạt động đã khiến năng lực vận tải hàng hóa sụt giảm nghiêm trọng.
Theo ông Benjamin Ong, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng vận tải Alliance 21, việc các hãng hàng không buộc phải dừng hoạt động hầu hết đội bay đã khiến phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa không được đáp ứng.Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ phải chịu mức phí rất cao để có thể được phục vụ.
Còn theo ông Steven JK Lee, Chủ tịch Hiệp hội các hãng vận tải hàng hóa hàng không Singapore (SAAA@Singapore), tình hình hiện vẫn chưa được cải thiện và trên thực tế đang “ngày càng tồi tệ”. Chi phí vận tải tăng theo từng ngày do nhu cầu ngày càng cao so với năng lực vận chuyển có thể đáp ứng.Hiện tại, chi phí vận tải hàng không đã được điều chỉnh theo từng ngày, thậm chí theo từng giờ và luôn ở mức phí cao nhất và không còn áp dụng những mức phí thông thường nữa.
Trong khi đó, CEO Vincent Phang của SingPost cho biết doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư tín, bưu phẩm quốc gia này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. SingPost hiện đang phải đối mặt với tình trạng tạm dừng hoặc trì hoãn các dịch vụ vận chuyển thư tín, vận chuyển hàng hóa đến và đi tới nhiều nước khác.Bên cạnh đó, SingPost cũng phải chịu mức phí vận chuyển hàng không cao hơn do có quá ít chuyến bay được thực hiện. Đối với khách hàng hạng VIP thì mức chi phí vận tải hàng hóa hàng không có thể tăng từ 2-3 lần.
Còn nếu chỉ là khách hàng bình thường, thì chi phí có thể "đội" lên tới 6-10 lần. Ví dụ, mức phí vận chuyển bưu phẩm từ Thượng Hải (Trung Quốc) tới Singapore trước đây là 2 USD/kg hàng hóa thì nay đã tăng lên 4 USD/kg.
Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với lĩnh vực vận tải hàng hóa đường biển với ngày càng nhiều các hãng tàu biển hủy hoặc dừng vận chuyển hàng hóa.Trong khi những vụ hủy hoặc dừng vận chuyển bằng đường biển trước đây chủ yếu đã khiến nhiều công ty tại Trung Quốc phải đóng cửa, thì hiện tại một loạt vụ hủy chuyến đã làm tăng mạnh mức độ cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng, đồng thời dẫn đến một loạt vụ hủy bỏ đơn hàng từ những nhà bán lẻ.
Ví dụ, hãng tàu biển MSC Mediterranean Shipping ngày 27/3 thông báo buộc phải áp dụng biện pháp “dừng chạy tàu tạm thời” bắt đầu với việc hủy hai chuyến tàu vận tải giữa Trung Quốc với châu Âu và tới Địa Trung Hải.
Thậm chí tình hình nghiêm trọng hơn với việc ngày càng có thêm nhiều các hãng tàu thuyền vận tải hủy hoặc tạm dừng chạy tàu mà không có thông báo trước.Theo ông Raymon Krishnan, Chủ tịch Hiệp hội quản lý chuỗi cung ứng và logistics, không phải chỉ mỗi yếu tố số lượng mà còn cần tính đến cả mức độ nhanh chóng mà các vụ việc hủy, dừng tàu được thực hiện.
Trước đây các hãng tàu sẽ thông báo trước từ 3-4 tuần, nhưng hiện nay việc hủy/tạm dừng được áp dụng ngay, khiến nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay.
Trong khi đó, công ty khởi nghiệp Buyandship có trụ sở tại Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã kêu gọi chính phủ các nước yêu cầu các hãng vận tải hàng không duy trì mức phí như trước khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn ra hoặc ưu tiên những mặt hàng thiết yếu được vận chuyển.Theo CEO Wilson Chan của Buyandship, mức phí vận tải hàng hóa hàng không hiện đã ở mức cao chưa từng có, gấp từ 3-5 lần so với mức phí trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Với việc các dịch vụ như dịch vụ lưu kho hàng hóa của người mua tại trung tâm đóng gói, đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng của Amazon (FBA) đã quay trở lại hình thức trực tuyến tại Trung Quốc, sự cạnh tranh đối với vận tải hàng không sẽ gia tăng và khiến mức phí vận chuyển thậm chí cao hơn nữa.Vấn đề lo ngại hiện nay còn là việc ngay cả khi yếu tố chi phí có thể được giải quyết, thì cũng có thể không có đủ các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Theo ông Chan, mức phí vận tải hàng hóa hàng không trước khi có dịch COVID-19 là khoảng 4–5 USD/kg, nhưng hiện đã lên tới 23–24 USD/kg.
Hiện nay, một số hãng hàng không, trong đó có Scoot và Cathay Pacific Airways của Singapore, đã có sáng kiến sử dụng các máy bay chuyên chở hành khách như là các máy bay vận tải hàng hóa.Các hãng hàng không của Mỹ như American Airlines, Delta Airlines, United Airlines và Southwest Airlines cũng đã thực hiện cách thức tương tự. Và theo báo cáo gần đây về hàng hóa vận chuyển bằng đường không toàn cầu của hãng tư vấn quốc tế Tim Consult, biện pháp này đã phần nào giúp giảm bớt phí vận tải hàng hóa hàng không./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải biển
07:00' - 13/04/2020
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển.
-
DN cần biết
Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng nguy hiểm
06:30' - 10/04/2020
Theo Nghị định số 42/2020/NĐ-CP vừa ban hành, nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Thị trường vận tải hàng không quý I giảm mạnh
17:00' - 09/04/2020
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường vận tải hàng không Việt Nam liên tục sụt giảm mạnh so với cùng kỳ và kế hoạch năm ở cả hai thị trường nội địa và quốc tế do dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam
17:40' - 06/04/2020
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 457/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tái cấu trúc toàn diện để tăng tốc xuất khẩu sầu riêng
16:17' - 18/07/2025
Để sầu riêng quay lại “đường đua” tăng trưởng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ từ nông dân, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước với trọng tâm là kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
-
Thị trường
Tập đoàn TH tung khuyến mãi hấp dẫn dịp hè
15:50' - 17/07/2025
Chỉ với vài bước đơn giản, ai cũng có cơ hội trở thành chủ nhân của những phần quà cực hấp dẫn từ chương trình “Mua đồ uống TH - Trúng hơn 500.000 giải thưởng”.
-
Thị trường
Lotte Mart khuyến mãi lớn sản phẩm Hè
10:13' - 17/07/2025
Từ nay đến 29/7, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Hè cool giá chill” với rất nhiều sản phẩm giảm giá đến 50%, và hàng loạt chương trình ưu đãi siêu hấp dẫn khác.
-
Thị trường
Brazil ngừng sản xuất thịt bò xuất khẩu sang Mỹ
07:32' - 16/07/2025
Ngày 15/7, các nhà máy chế biến thịt tại Brazil bắt đầu ngừng sản xuất các lô hàng thịt bò xuất khẩu sang Mỹ.
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.