Phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm mới sản phẩm du lịch
* Quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến
Báo cáo một số nội dung liên quan đến nội dung chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ đã nỗ lực hoàn thành trách nhiệm của mình trên phương diện quản lý Nhà nước trên 3 lĩnh vực: Văn hóa, thể thao và du lịch.“Nói một cách hình ảnh được ví như cỗ xe tam mã, trong đó văn hóa giữ dây cương, du lịch mang đậm dấu ấn sản phẩm văn hóa, thể thao vì sức khỏe con người với tư cách là chủ thể xây dựng, kiến tạo, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bộ đã quyết tâm chỉ đạo khá toàn diện ba trọng tâm công tác này. Vì vậy, phương châm xuyên suốt của Bộ đặt ra là quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến để tổ chức thực hiện”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, lĩnh vực văn hóa đã có sự chuyển biến về mặt nhận thức, hành động. Nhiều địa phương không chỉ chuyển biến bằng cách ban hành nghị quyết mà đã dành các nguồn lực để đầu tư cho văn hóa. Môi trường văn hóa được tập trung xây dựng. Bên cạnh đó, thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng được tiến hành một cách song song và bài bản. Thành công của SEA Games 31 trên nhiều phương diện đã mang lại một hiệu ứng tốt để góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Du lịch đã có bước phát triển sau đại dịch COVID-19, lượng khách nội địa và lượng khách quốc tế bắt đầu tăng. Chỉ tiêu du lịch nội địa đã cơ bản hoàn thành và chỉ tiêu khách quốc tế đang phấn đấu thực hiện đạt. Nét mới là ngành đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề chi tiêu của du khách, chứ không phải thuần túy tính đầu lượt khách, để tính toán hiệu quả của ngành kinh tế mũi nhọn này…Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, bên cạnh những kết quả có tính chất khái quát, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Du lịch đang trăn trở làm sao để có tăng được lượng khách quốc tế; đảm bảo tính bền vững thu hút khách nội địa và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách; du lịch phải dựa trên những sản phẩm nào… Đó cũng là bài toán đặt ra cho toàn ngành.
Văn hóa là một vấn đề rộng, tác động nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều biểu hiện đang còn xuống cấp; vì vậy đòi hỏi cần nhiều giải pháp. Bộ trưởng cho rằng, có những việc không mới, có những việc đang được đề ra từ trước nhưng rõ ràng để tổ chức thực hiện đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ. * Du lịch nội địa làm bệ đỡ cho du lịch quốc tếĐại biểu Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp) cho rằng, thời gian gần đây, du lịch nội địa đã có dấu hiệu phục hồi khả quan. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phục hồi hoàn toàn khi thị trường du lịch toàn cầu phục hồi.
Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến khó lường, một số quốc gia hiện vẫn chưa sẵn sàng mở cửa thị trường du lịch và vẫn hạn chế đi lại, việc phối hợp hợp tác giữa Chính phủ các nước là hết sức cần thiết.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết giải pháp về vấn đề này và những đề xuất của Bộ với Chính phủ để có những chỉ đạo phù hợp, thúc đẩy hợp tác với các nước, sớm phục hồi thị trường du lịch toàn cầu, qua đó thúc đẩy phục hồi thị trường du lịch ở Việt Nam? Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch chịu tác động nhiều nhất. Du lịch Việt Nam chưa tính toán chi tiết nhưng thiệt hại rất lớn vì hầu như phải đóng băng mọi hoạt động. Từ sau ngày 15/3, Chính phủ cho phép mở cửa lại du lịch, khách nội địa mới tăng lên và đạt chỉ tiêu. “Lượng khách quốc tế theo thống kê là 950 nghìn lượt, tăng 10 lần so với cùng kỳ năm 2021, cho thấy thị trường du lịch đã ấm lên", Bộ trưởng nhấn mạnh. Trong tình hình khách quốc tế ít, Việt Nam đã chọn du lịch nội địa làm bệ đỡ cho du lịch quốc tế; đẩy mạnh du lịch nội địa với các chương trình kích cầu. Nhiều địa phương có mức tăng trưởng cao, nhất là doanh thu từ lữ hành như Khánh Hòa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Các dịch vụ theo ngành du lịch cũng có tăng trưởng phấn khởi. Dù vậy, khách quốc tế đang là vấn đề khó khăn. Doanh nghiệp lữ hành cần có thời gian để kết nối lại thị trường. Các địa phương cũng cần làm mới sản phẩm du lịch để phù hợp với thị hiếu du khách sau dịch là điểm đến an toàn, chú ý nhiều hơn về nhu cầu văn hóa.Đồng thời, các bộ, ngành liên quan như: Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải… cần phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho khách du lịch đến Việt Nam.
"Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên cần sự vào cuộc của các bộ, ngành. Chúng tôi hy vọng với giải pháp nêu trên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng lên", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay.Bộ trưởng thông tin thêm, đến thời điểm này, so với các nước khu vực ASEAN, lượng khách đến Việt Nam chưa nhiều, nhưng cũng hơn một số nước như Philippines, Campuchia; thấp hơn Thái Lan, Malaysia. Điều đó cho thấy, nên bình tĩnh tìm kiếm thị trường truyền thống.
Khách quốc tế mà Việt Nam hướng đến là thị trường Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, đang bị phụ thuộc vào chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của các nước này.
Đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) cho rằng, lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam là chỉ số quan trọng nên đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để số khách này đến bền vững và sẽ quay lại? Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao Du lịch cho rằng, trước đại dịch COVID-19, do Việt Nam chưa có điều kiện đo đếm, tính toán, nên không thống kê xem có bao nhiêu khách trở lại. Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch khảo sát thời điểm trước dịch thì 40% khách quốc tế được hỏi cho biết sẽ quay lại Việt Nam. Nhưng cũng có nhiều tổ chức khác đánh giá chỉ 10% khách quốc tế trở lại Việt Nam. Theo Bộ trưởng, việc khách quốc tế trở lại Việt Nam không ảnh hưởng đến việc tăng thu hay không tăng thu cho ngành du lịch, vì còn tùy thuộc vào tâm lý khách hàng và điều kiện kinh tế của họ. Có người chỉ muốn đến một lần để thưởng thức, có người đi nhiều lần để tìm hiểu, khám phá."Sẽ có đối tượng này, đối tượng khác bù đắp lại. Nhưng chúng tôi mong muốn khách sẽ quay lại", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.
Để thu hút du khách, Bộ trưởng cho rằng, cần làm mới sản phẩm du lịch và dựa vào văn hóa. Nếu so sánh, Việt Nam không có lợi thế hơn các nước. Vì vậy, khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ ăn, nghỉ, mà còn muốn tìm hiểu văn hóa, con người, phong cảnh, do đó cần đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu khách quốc tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định: Kiểm tra hoạt động du lịch tại khu vực Eo Gió
16:25' - 10/08/2022
Sau phản ánh của phóng viên TTXVN, UBND thành phố Quy Nhơn đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát và có biện khắc phục tồn tại, hạn chế trong hoạt động du lịch tại khu vực Eo Gió.
-
DN cần biết
Singapore nhiều hoạt động kỷ niệm biểu tượng du lịch tượng Merlion tròn 50 tuổi
20:09' - 09/08/2022
Ngày 15/9 tới, Tượng Merlion đầu sư tử, mình cá của Singapore sẽ bước sang tuổi 50. Nhân sự kiện này, người dân địa phương và du khách sẽ được khám phá hơn 20 trải nghiệm và sản phẩm du lịch đặc biệt.
-
Kinh tế & Xã hội
Mở cửa du lịch quốc tế ở Việt Nam - cần theo xu hướng thị trường
19:00' - 09/08/2022
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng qua tăng rất mạnh nhưng con số này vẫn giảm tới 92,9% so với cùng kỳ năm 2019 (khi chưa xảy ra dịch COVID-19).
-
Doanh nghiệp
Từ tháng 9, tăng tàu khách Hà Nội - Lào Cai phục vụ du lịch Sa Pa
17:42' - 09/08/2022
Lãnh đạo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu khách đi du lịch Sa Pa tăng cao, công ty sẽ tăng thêm các chuyến tàu trên tuyến Hà Nội - Lào Cai từ tháng 9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa Đại thắng mùa xuân 1975
22:53' - 27/04/2025
Chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58' - 27/04/2025
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57' - 27/04/2025
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27' - 27/04/2025
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45' - 27/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48' - 27/04/2025
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54' - 27/04/2025
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50' - 27/04/2025
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35' - 27/04/2025
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.