Phiên toà liên quan đến bà Tố Nga kiện các công ty hóa chất thu hút truyền thông Đức
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Đài Phát thanh Đức (Deutschlandfunk) ngày 26/1 đã đăng phát thông tin về vụ kiện bắt đầu được tiến hành ở Pháp gần 50 năm sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhằm chống lại các tập đoàn hóa chất đã cung cấp chất độc da cam/dioxin cho lực lượng Mỹ sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971.
Hóa chất phát quang này được Mỹ sử dụng để phá hủy mùa màng và làm lộ nơi ẩn náu cũng như đường tiếp tế của bộ đội Việt Nam.
Đài Phát thanh Đức dẫn lời bà Tố Nga phát biểu trước khi bắt đầu phiên tòa nói rằng các công ty hóa chất cuối cùng phải chịu trách nhiệm cho việc cung cấp chất độc mà lực lượng Mỹ sử dụng ở Việt Nam.
Đài trên cũng cho rằng bà Tố Nga, một người cũng bị bệnh tim do bị nhiễm chất độc, không chiến đấu cho bản thân, mà cho con cháu bà cùng hàng triệu nạn nhân ở Việt Nam.
Đơn kiện nêu rõ chất độc da cam/dioxin mà Mỹ sử dụng ở Việt Nam đã gây tổn hại nghiêm trọng cho 4 triệu người cũng như môi trường sống, là tác nhân gây ung thư và dị tật. Bài viết cũng cho biết vụ kiện được bà Tố Nga nộp lên tòa án 6 năm trước này đã được nhiều tổ chức phi chính phủ ủng hộ.
Trước đó, ngày 25/1, báo Spiegel của Đức cũng đã có bài viết công phu về vụ kiện nêu trên với tiêu đề "Một mình vì mọi người chống lại những gã khổng lồ hóa học".
Bài báo nhận định vụ kiện các công ty sản xuất chất độc da cam/dioxin của cụ bà 78 tuổi Trần Tố Nga, một nạn nhân chất độc da cam/dioxin, có thể mang lại kết quả lớn cho các nạn nhân.
Theo bài viết, thuốc diệt cỏ đã được Không quân Mỹ sử dụng rộng rãi như một phần của "Chiến dịch Ranch Hand" từ năm 1962 trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Có tổng cộng khoảng 80 triệu lít hóa chất được cho đã được rải xuống trên 2 triệu ha đất, trong đó ít nhất 46 triệu lít là chất độc da cam mà mãi sau này người ta mới biết đó là chất tetrachlorodibenzodioxin (TCDD), loại kịch độc của chất độc dioxin.
Bài báo cho biết hình ảnh những đứa trẻ dị dạng, cụt tứ chi, có khối u trên mặt hay trên cơ thể đã truyền đi khắp thế giới, trong khi hàng triệu người Việt Nam phải chịu những ảnh hưởng lâu dài cho đến tận ngày nay.
Sau các vụ kiện tập thể, những lính Mỹ bị ảnh hưởng đã được các công ty sản xuất hóa chất bồi thường như một phần của thỏa thuận ngoài tòa từ những năm 1980 của thế kỷ trước, nhưng cho đến nay chưa có nạn nhân người Việt Nam nào được bồi thường.
Bài báo cho rằng nếu tòa tuyên phần thắng dành cho nguyên đơn thì đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, một nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được bồi thường.
Tác giả bài báo đã phỏng vấn bà Tố Nga, một phụ nữ bề ngoài mạnh khỏe, song trong máu vẫn còn dư lượng dioxin cao và từ nhiều năm qua bà đã hàng loạt chứng bệnh giày vò.
Bà Tố Nga đã kể lại lần đầu bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin là tháng 12/1966, khi còn là một cô gái tò mò, thiếu kinh nghiệm, bà đã rời khỏi nơi trú ẩn để xem máy bay đang bay thấp và rải một chất bột màu trắng xuống những cánh rừng.
Theo bà Tố Nga, một tài liệu của công ty Dow Chemical từ năm 1965 đã chứng tỏ công ty này biết rõ sự nguy hiểm của chất độc với con người, song cố tình che giấu thông tin vì những hợp đồng béo bở.
Bài báo kết luận rằng cho dù các thẩm phán ra phán quyết ra sao và vụ kiện còn kéo dài bao lâu, bà Tố Nga không muốn bỏ cuộc vì bà luôn nghĩ về rất nhiều nạn nhân chất độc da cam/dioxin không thể tới tòa. Bà nói: “Tôi không được làm họ thất vọng”.
Báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) cùng ngày 25/1 cũng đăng bài viết về vụ kiện trên, trong đó viết rằng người phụ nữ đầy mạnh mẽ và nghị lực Tố Nga muốn tiếp tục chiến đấu, không phải để chống lại những người Mỹ chiếm đóng đất nước của bà như những năm 1960 của thế kỷ trước, mà chống lại các tập đoàn hóa chất đa quốc gia vì đã sản xuất, cung cấp cho lực lượng Mỹ chất độc sử dụng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Theo bài báo, tòa án sẽ phải làm rõ liệu các công ty hóa chất có phải chịu trách nhiệm về các hành động của quân đội Mỹ ở Việt Nam hay không. Bài báo dẫn số liệu của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) cho biết có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam đã tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất độc da cam và đã mắc một số bệnh nghiêm trọng như ung thư và sẩy thai.
Nhiều tổ chức phi chính phủ đang ủng hộ bản cáo trạng của bà Tố Nga, người đã 3 lần bị phơi nhiễm với chất độc trong chiến tranh và kiện các công ty hóa chất không phải vì tiền mà mục đích quan trọng là đòi hỏi công lý, đòi hởi sự thừa nhận tác hại của chất độc đối với sức khỏe của những người tiếp xúc phải.
Bài báo cho biết năm 1984, công ty hóa chất Monsanto cùng 6 công ty khác đã phải chi 180 triệu USD cho các cựu binh Mỹ bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, song đưa ra "nghiên cứu" phủ nhận sự liên quan giữa chất độc da cam/dioxin với căn bệnh ung thư của các cựu chiến binh.
Tuy nhiên, độ tin cậy về khoa học của những nghiên cứu này đã bị nghi ngờ nghiêm trọng.
Trong những năm sau đó, các cựu chiến binh từ Australia và Hàn Quốc cũng đã nhận được các khoản tiền cho những ảnh hưởng lâu dài mà họ phải gánh chịu, trong khi chưa một nạn nhân nào của Việt Nam được bồi thường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Cuộc đấu tranh bền bỉ vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
08:16' - 26/01/2021
Theo ông Jean-Marc Defrémont, thị trưởng thành phố Savigny-sur-Orge, các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất ra các chất diệt cỏ, phá hủy môi trường nghiêm trọng ở Việt Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Tòa án Pháp xét xử vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong Chiến tranh Việt Nam
20:03' - 25/01/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, phiên tòa ban đầu dự kiến diễn ra trong tháng 10/2020, sau đó bị hoãn sang đầu năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 124 bị can về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người cao tuổi
17:57' - 05/07/2025
Bộ Công an triệt phá đường dây lừa đảo quy mô hơn 500 tỷ đồng do Trần Quang Đạo cầm đầu, núp bóng doanh nghiệp, lừa hàng trăm nghìn người già thông qua mạng viễn thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Pháp phạt nền tảng bán hàng Shein vì quảng cáo giảm giá sai lệch
06:30' - 05/07/2025
Cơ quan chống độc quyền của Pháp thông báo đã phạt nền tảng thương mại điện tử chuyên về thời trang nhanh Shein số tiền 40 triệu euro (khoảng 47,17 triệu USD).
-
Kinh tế và pháp luật
Hiệu quả mô hình cấp định danh điện tử mức 2 cho người nước ngoài tại Hà Nội
15:58' - 04/07/2025
Theo quy định, đối tượng được cấp định danh điện tử mức 2 là người nước ngoài từ đủ 6 tuổi trở lên, có thẻ tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam.
-
Kinh tế và pháp luật
Tiếp nhận, xác minh 38 người dân do lực lượng chức năng Campuchia bàn giao
12:32' - 04/07/2025
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, trong số 38 công dân được tiếp nhận có 27 nam và 11 nữ, đến từ 22 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế và pháp luật
Cập nhật ký hiệu biển số xe theo tỉnh, thành mới nhất
09:48' - 04/07/2025
Thông tư số 51/2025/TT-BCA quy định ký hiệu biển số xe ô tô, xe mô tô, xe máy chuyên dùng trong nước từ 1/7/2025.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm, làm rõ những sơ hở, lỗ hổng liên quan sữa giả, thực phẩm giả
20:28' - 03/07/2025
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 3/7, đại diện Bộ Công an đã cung cấp thông tin liên quan đến vụ sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup và vụ dầu ăn giả quy mô lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Tập đoàn Phúc Sơn nộp thêm 768 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án
12:44' - 03/07/2025
Theo kế hoạch, sáng 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt tài xế điều khiển ô tô khách đi sang làn ngược chiều trên cao tốc
12:41' - 03/07/2025
Cục Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo lực lượng xác minh, xử lý việc lái xe ô tô khách đi sang làn đường ngược chiều trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
-
Kinh tế và pháp luật
Khẩn trương dập tắt đám cháy lớn tại xưởng gỗ giữa khu dân cư
11:11' - 03/07/2025
Ngọn lửa bất ngờ bùng phát dữ dội rồi lan rộng tại một xưởng gỗ trên đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, Thành phố Hồ Chí Minh.