Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm - Mang đậm dấu ấn cải cách tư pháp
Sau 2 tuần đưa ra xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC) và các đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại PVC, phiên tòa đã bước sang phần cuối cùng, Hội đồng xét xử nghị án.
Nói lời nói sau cùng tại Tòa, tất cả 22 bị cáo trong vụ án này đều khẳng định đây là phiên tòa dân chủ, khách quan, Hội đồng xét xử đã công tâm lắng nghe ý kiến của các luật sư và bị cáo.
* Tạo thuận lợi cho tất cả các bên tham gia tố tụng Quá trình xét xử có thể thấy rõ dấu ấn cải cách tư pháp trong suốt giai đoạn xét hỏi, tranh tụng công khai tại phiên tòa. Các cơ quan tố tụng đã tạo điều kiện thuận lợi theo luật định để những người tham gia tố tụng được trình bày đầy đủ, dân chủ và toàn diện những quan điểm cá nhân, cùng hướng đến mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. Khi nói lời sau cùng tại phiên tòa, bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) đã cảm ơn Hội đồng xét xử điều hành phiên tòa một cách dân chủ, công khai, khách quan; khẳng định phiên tòa được tiến hành đổi mới theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013 và tinh thần cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước. Không chỉ riêng bị cáo Đinh La Thăng mà tất cả các bị cáo trong vụ án đều chung nhận định này. Tại phiên tòa, các bị cáo đã được Hội đồng xét xử tôn trọng quyền tự bào chữa, quyền đưa ra các chứng cứ, luận điểm nhằm gỡ tội cho mình, đồng thời được quyền trình bày một cách toàn diện những vấn đề mà mình quan tâm trong vụ án. Trong cả hai giai đoạn xét hỏi và tranh tụng công khai tại phiên tòa, các luật sư bào chữa đều cho rằng, Hội đồng xét xử đã công tâm điều hành phiên tòa, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư được trình bày đầy đủ các luận cứ, quan điểm, chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Phần xét hỏi được Hội đồng xét xử đặt câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, dành tới 3/4 thời gian xét xử cho phần tranh tụng, đối đáp giữa đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư. Đại diện Viện Kiểm sát đã lắng nghe và trực tiếp tranh luận, đối đáp nhiều lượt với các luận điểm của luật sư một cách thẳng thắn, khách quan, công tâm, nhằm xác định đúng hành vi sai phạm của từng bị cáo trong vụ án. * Điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến phiên tòa Qua quá trình xét hỏi và tranh tụng, Viện Kiểm sát cũng đã có những thay đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với lời khai của các bị cáo và diễn biến thực tế tại phiên tòa. Cân nhắc toàn diện những tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, Viện Kiểm sát đã chủ động điều chỉnh mức án đề nghị và giảm một phần trách nhiệm dân sự đối với một số bị cáo. Cụ thể, đối với bị cáo Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC), ngoài các tình tiết giảm nhẹ được nêu trong luận tội của Viện Kiểm sát, bị cáo Hiển còn có tình tiết giảm nhẹ là tích cực hợp tác với cơ quan pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Bị cáo Lê Đình Mậu (nguyên Phó Trưởng ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN) với vai trò phạm tội có mức độ; bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch) và Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC) có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đặc biệt là thái độ tích cực hợp tác với cơ quan pháp luật giải quyết sớm vụ án. Do vậy, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử giảm hình phạt cho các bị cáo so với mức đề nghị trước đó của Viện Kiểm sát. Ngoài ra, đại diện Viện Kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc, xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC). Trước đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo này như sau: Bùi Mạnh Hiển và Lương Văn Hòa cùng bị đề nghị mức án từ 13-14 năm tù, Lê Đình Mậu từ 7-8 năm tù, Phạm Tiến Đạt từ 6-7 năm tù, Nguyễn Ngọc Quý từ 8-9 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện Kiểm sát cũng đã đề nghị Hội đồng xét xử không buộc các bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, Lê Đình Mậu và Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC), Phạm Tiến Đạt phải liên đới bồi thường số tiền thiệt hại 119.804.660.196 đồng. * Vai trò nổi bật của các luật sư Ngay từ khi bước vào phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, nhiều luật sư cảm ơn Hội đồng xét xử vì đã áp dụng mô hình phòng xử án theo quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Thông tư 01 của Tòa án nhân dân Tối cao về phòng xử án (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). Theo đó, vị trí ngồi của các luật sư được sắp xếp đối diện, ngang bằng với cơ quan công tố, như một hình thức xác định sự công bằng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Theo đó, phòng xử án được bố trí theo mô hình mới, gồm nhiều bục ứng với các vị trí khác nhau. Bục cao nhất là vị trí ngồi của Hội đồng xét xử (gồm chủ tọa phiên tòa, thẩm phán và hội thẩm nhân dân). Thư ký tòa ngồi ở bục thấp hơn, ngay phía trước. Luật sư ngồi ngang hàng với đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa. Khi khai báo tại tòa, các bị cáo đứng trước bục gỗ, mà không phải đứng trước vành móng ngựa như trước đây. Hai bên khu vực các bị cáo ngồi là những hàng ghế dành cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, người làm chứng, giám định viên… Đặc biệt, tại phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, lần đầu tiên Hội đồng xét xử đã triệu tập điều tra viên đến phiên tòa để làm rõ các nội dung về trình tự, thủ tục tố tụng trong vụ án. Cụ thể, trong cáo trạng vụ án có nêu quá trình điều tra, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn bỏ trốn, gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra nên cần xem xét là những tình tiết "để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc". Tại phiên làm việc ngày 10/1, cho rằng nhận định bị cáo Trịnh Xuân Thanh "không thành khẩn khai báo" của cơ quan điều tra ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ, luật sư của bị cáo này đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập điều tra viên đến tòa. Chấp thuận lời đề nghị này của luật sư, ngay sau đó, Hội đồng xét xử đã triệu tập điều tra viên tới phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án. Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (quy định tại Điều 296) mà Bộ luật Tố tụng hình sự trước đó không quy định. Áp dụng các quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đã được tiến hành theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, công tâm, khách quan, dân chủ, tôn trọng quyền con người, đảm bảo tối đa nguyên tắc “suy đoán vô tội” cho các bị cáo./.- Từ khóa :
- Trịnh xuân thanh
- xét xử
- đồng phạm
- phiên tòa
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Đảm bảo nghiêm minh và thượng tôn pháp luật
17:36' - 17/01/2018
Ngày 17/1, ngày thứ 10 diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC) và đồng phạm.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Các bị cáo xin được hưởng khoan hồng
14:56' - 17/01/2018
Các bị cáo đều mong muốn được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình và cho các bị cáo khác, mong được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước và pháp luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố Tiktoker lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
06:35'
Vụ án đang được Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều tra làm rõ.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng
17:46' - 10/04/2025
Nắm bắt nhu cầu đặt phòng đi du lịch trên mạng đang là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn, nhiều đối tượng đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa đảo.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều khu vực cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm
17:14' - 10/04/2025
Thời điểm đầu tháng 4/2025 này, thời tiết nắng nóng gay gắt và nhiệt độ tăng cao so với trước, các khu rừng đặc dụng khô hạn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ có thể từ chối thị thực với người có quan điểm bài Do Thái
15:01' - 10/04/2025
Chính phủ Mỹ ngày 9/4 thông báo sẽ bắt đầu sàng lọc các hoạt động bài Do Thái của những người nhập cư và người nộp đơn xin thị thực vào Mỹ trên phương tiện truyền thông xã hội.
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện cơ sở hành nghề hút mỡ bụng trái phép ngay tại trung tâm TP. HCM
13:03' - 10/04/2025
Từ nguồn tin báo của người dân, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra đột xuất và phát hiện 2 cơ sở hành nghề hút mỡ bụng giảm béo trái phép ngay tại trung tâm Thành phố.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động “chui”: Tiềm ẩn rủi ro sức khỏe cộng đồng
13:01' - 10/04/2025
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.200 cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép và chỉ có 5 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 21/4, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng ra hầu tòa
12:57' - 10/04/2025
Trong số 12 bị cáo hầu tòa tại vụ án này, có 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Bộ Công Thương và 4 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Cục Thuế tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế và pháp luật
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế bị xử lý như thế nào?
11:00' - 10/04/2025
Bnews. Theo Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2025, người nộp thuế có hành vi trốn thuế sẽ bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.
-
Kinh tế và pháp luật
Tỷ phú nông nghiệp Nga đối mặt với cáo buộc gian lận
07:00' - 10/04/2025
Theo hãng tin TASS, các công tố viên đã buộc tội tỷ phú Vadim Moshkovich, nhà sáng lập tập đoàn nông nghiệp Rusagro biển thủ 30 tỷ ruble (357 triệu USD).