Phó Thủ tướng: Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí.
* Phóng viên: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng? * Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Có thể nói đây là thành quả xứng đáng sau gần 5 năm Việt Nam cùng các quốc gia thành viên Liên hợp quốc khác nỗ lực đàm phán không mệt mỏi. Với tư cách là văn kiện đầu tiên về tội phạm xuyên quốc gia được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc sau 20 năm, Công ước này đã mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia với nhiều ý nghĩa quan trọng.Thứ nhất, Công ước tạo khuôn khổ pháp lý đầu tiên ở cấp độ toàn cầu cho không gian mạng, khẳng định yêu cầu phải có sự tham gia của tất cả các quốc gia trong phòng, chống tội phạm mạng, góp phần thu hẹp những khác biệt giữa pháp luật các nước, thiết lập cơ chế hợp tác chuyên trách 24/7, qua đó thúc đẩy hợp tác phòng chống tội phạm xuyên biên giới hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện cho nỗ lực chuyển đổi số của các quốc gia.
Thứ hai, thông qua tiến trình đàm phán dân chủ và bao trùm, Công ước không chỉ thể hiện quan điểm, lợi ích của các nước phát triển mà còn phản ánh quan điểm, lợi ích của cả các nước đang phát triển như chúng ta, vốn gặp bất lợi trong quản trị công nghệ toàn cầu. Công ước cũng bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia, thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Thứ ba, Công ước khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong điều phối nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để ứng phó với tội phạm mạng, một vấn đề đang gây nhức nhối hiện nay. Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược sâu sắc, quan điểm và cách tiếp cận về vấn đề tội phạm mạng khác nhau, việc thông qua Công ước bằng đồng thuận củng cố niềm tin vào vai trò của Liên hợp quốc và cách tiếp cận đa phương cũng như thể hiện thiện chí và mong muốn thúc đẩy hợp tác, đối thoại giữa các quốc gia đối với các vấn đề quốc tế. Sự ra đời của Công ước có thể trở thành hình mẫu cho các khuôn khổ quốc tế trong tương lai về công nghệ số như quản trị trí tuệ nhân tạo (AI).
*Phóng viên: Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn làm điểm đăng cai lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng. Ông có đánh giá gì về sự kiện này?
*Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Ngay từ đầu, Việt Nam quan tâm và ủng hộ khởi động đàm phán Công ước và kiên trì quan điểm thúc đẩy xây dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế về không gian mạng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Xuyên suốt 08 kỳ họp của Ủy ban chuyên trách, Việt Nam luôn tham gia tích cực, chủ động và có những đóng góp thực chất cho nội dung Công ước.
Có thể nói, với tinh thần thiện chí, xây dựng, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ quan điểm, Việt Nam được Liên hợp quốc và các quốc gia đối tác tin tưởng, đánh giá cao trong toàn bộ tiến trình. Vì vậy, khi đề xuất trở thành nước chủ nhà đăng cai Lễ ký Công ước lịch sử này trong năm 2025, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ tích cực, rộng rãi từ bạn bè quốc tế. Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Công an, cơ quan chủ trì Lễ ký Công ước tích cực làm việc với Liên hợp quốc để tổ chức sự kiện quan trọng này.
Đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc, đánh dấu một mốc mới trong công tác hội nhập pháp lý quốc tế nói riêng và đối ngoại đa phương của Việt Nam nói chung. Sự kiện trọng đại này có thể được đánh giá trên ba khịa cạnh.
Thứ nhất, việc Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nâng cao nhận thức và năng lực phòng ngừa của người dân đối với tội phạm mạng, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh ổn định, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ hai, việc này cũng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là đề cao luật pháp quốc tế, chủ trương chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào công việc chung của Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó tội phạm luôn là mối đe dọa đối với an ninh, kinh tế và ổn định xã hội của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuối cùng, với việc các thành viên Liên hợp quốc nhất trí lựa chọn Hà Nội là nơi tổ chức Lễ ký Công ước, từ nay địa danh Hà Nội sẽ gắn liền với một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng để giải quyết một trong những thách thức của thế kỷ XXI. Đây là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện Công ước, góp phần định hình khuôn khổ quản trị không gian mạng toàn cầu vì một tương lai số an toàn, hợp tác và bao trùm trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang thúc đẩy chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn để bứt phá trong kỷ nguyên mới.
* Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
13:16' - 09/11/2024
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập email
21:08' - 18/10/2024
Trong chiến dịch lừa đảo này, kẻ xấu gửi e-mail giả mạo từ Google, yêu cầu người dùng thực hiện quy trình khôi phục tài khoản.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo tội phạm đánh cắp dữ liệu thẻ ATM qua Skimming
17:06' - 29/09/2024
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa có khuyến cáo gửi khách hàng cần bảo mật thông tin khi giao dịch tại các cây nạp/rút tiền tự động (ATM/CDM).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Tổng thống Azerbaijan tuyên bố quốc tang, 32 người sống sót
21:18' - 25/12/2024
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ký sắc lệnh tuyên bố ngày 26/12 là ngày quốc tang ở Azerbaijan liên quan đến vụ rơi máy bay chở khách của nước này ở Kazakhtan.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh của EU
18:21' - 25/12/2024
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo cuộc điều tra, được bắt đầu từ ngày 5/1 năm nay và dự kiến hoàn tất trong vòng một năm, sẽ được gia hạn đến ngày 5/4/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông qua luật thuế giá trị gia tăng
12:57' - 25/12/2024
Theo Tân Hoa xã, ngày 25/12, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) đã bỏ phiếu thông qua luật thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ tái cơ cấu ngành hóa dầu
09:53' - 25/12/2024
Chính phủ Hàn Quốc mới công bố các biện pháp được trông đợi từ lâu nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành hóa dầu Hàn Quốc, vốn đã chứng kiến lợi nhuận giảm.
-
Kinh tế Thế giới
10 SỰ KIỆN THẾ GIỚI NỔI BẬT NĂM 2024 DO TTXVN BÌNH CHỌN
06:19' - 25/12/2024
TTXVN trân trọng giới thiệu 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024
21:38' - 24/12/2024
Trong năm 2024, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với một số thách thức lớn, như xung đột địa chính trị tiếp diễn, lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao, thiên tai và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tái khẳng định kế hoạch luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol
18:25' - 24/12/2024
Ngày 24/12, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tái khẳng định phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể tiến hành chỉ với 6 thẩm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu "loay hoay" với bài toán thuế điện
16:14' - 24/12/2024
Các quốc gia châu Âu cần phải tìm cách giảm thuế đối với điện để khôi phục năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế toàn cầu trước những ngã rẽ
14:52' - 24/12/2024
Nền kinh tế toàn cầu vừa mới bắt đầu vượt qua được những hậu quả của đại dịch COVID-19, một loạt thách thức mới đã xuất hiện cho năm 2025.