Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Cần có lộ trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 chiều 29/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu toàn ngành cần triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cần đặt mục tiêu rõ ràng và có kế hoạch, biện pháp, lộ trình cụ thể về xử lý các các tổ chức tín dụng yếu kém, trước hết là sớm xử lý được các ngân hàng thương mại mua bắt buộc, không để tình hình xấu thêm, gây mất an toàn hệ thống.
* Nhiều rủi ro từ lạm phát, nợ xấu Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Ngân hàng Nhà nước cần phải phấn đấu giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên, nâng cao chất lượng tín dụng và tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển các dự án kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh phát triển tín dụng tiêu dùng, góp phần giảm nạn tín dụng đen và tội phạm về cho vay qua các ứng dụng công nghệ. “Cùng với đó là theo dõi sát, chỉ đạo các tổ chức tín dụng có phương án, giải pháp để xử lý, giữ mức nợ xấu trong tầm kiểm soát, bảo đảm an toàn, bảo đảm các tổ chức tín dụng hoạt động đúng quy định pháp luật và hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Theo Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú, sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến triển vọng kinh tế, lạm phát toàn cầu năm 2022 khó dự báo đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho ngành ngân hàng. Do đó, Phó Thống đốc cho biết, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong năm tới sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ áp lực lạm phát nhất là trong điều kiện chính sách tiền tệ đã được nới lỏng kéo dài trong mấy năm qua. Phó Thống đốc nhận định những khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt dãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ. Theo Phó Thống đốc, tính đến thời điểm hiện tại, nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu, thì tỷ lệ nợ xấu khoảng 7,31%. Cùng với đó, việc mở rộng quy mô tín dụng và thái quá các chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, các gói tín dụng ưu đãi (cả về vốn và lãi suất) nếu không được nhận diện đầy đủ, kịp thời và sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa thì không chỉ khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ trong việc cung ứng tiền từ ngân hàng nhà nước, mà còn tạo áp lực không nhỏ đến việc cân đối nguồn vốn cũng như chiến lược nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng. Từ đó, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống trong trung - dài hạn, cũng như làm méo mó thị trường lãi suất, thị trường tín dụng khi có nhiều gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi khác nhau cùng được triển khai thực hiện.Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, việc cung ứng vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) vẫn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng, từ đó làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản kéo theo sức ép và rủi ro lên hệ thống tổ chức tín dụng. Ngoài ra, việc ban hành chính sách cơ cấu, giãn hoãn nợ đến hạn hiện nay là giải pháp tình thế, cần thiết trong ngắn hạn, tuy nhiên việc kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trong trung hạn. Trên thực tế, việc tái cơ cấu đã biến các khoản cho vay ngắn hạn thành trung dài hạn, cũng như tạm thời không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng. Phó Thống đốc cũng chỉ ra bất cập rằng dịch bệnh kéo dài làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút, khách hàng khó đáp ứng điều kiện vay vốn khiến việc xem xét cho vay mới gặp khó khăn. Nhưng nếu tạo điều kiện cho khách hàng sẽ dễ dẫn đến việc nới lỏng điều kiện vay vốn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu. Bên cạnh đó, việc thẩm định, giải ngân tín dụng, thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thủ tục xử lý nợ và việc trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng gặp khó khăn khi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội, kể cả giãn cách cục bộ. Về vấn đề tăng vốn, Phó Thống đốc cho rằng nguồn lực cho các ngân hàng thương mại Nhà nước còn bất cập với vai trò và trách nhiệm thực hiện chính sách, cũng như việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ. Theo đó, việc thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách, gói hỗ trợ vừa qua và sắp tới, nhưng các ngân hàng này chưa được ngân sách nhà nước bố trí đủ vốn hoặc chưa được bố trí nguồn cấp bù lãi suất phần nào gây khó khăn cho các ngân hàng. Mặt khác, vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Nhà nước tăng không tương xứng với vai trò, vị thế đã hạn chế năng lực của các ngân hàng này trong việc mở rộng tín dụng, tham gia vào các dự án lớn, các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia (điện, BOT giao thông, sân bay, cảng biển,..) hoặc mở rộng tín dụng đối với nhiều lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; ảnh hưởng đến vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường. * Siết tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Con số này trong năm 2021 ước đạt 13,5% - 14%, tính đến 28/12, tăng trưởng tín dụng đạt 12,97% với tổng dư nợ toàn nền kinh tế đạt 10,38 triệu tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...; kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Về quản lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan, tỷ lệ nợ xấu nội bảng phấn đầu duy trì ở mức an toàn dưới 3%. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để thực hiện tốt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội phê chuẩn. Tại hội nghị, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Phan Đức Tú đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tạo điều kiện để các ngân hàng tăng vốn điều lệ, nâng hệ số an toàn vốn. Ông Phan Đức Tú cũng đề xuất Quốc hội luật hóa hoặc kéo dài Nghị quyết 42, đồng thời tiếp tục xây dựng hành lang pháp lý xây dựng ngân hàng điện tử, quy định về dữ liệu khách hàng - điều kiện tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, ông Phan Đức Tú kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo phát triển vững chắc thị trường vốn, giảm dần phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng, qua đó giảm dần rủi ro của hệ thống./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán năm 2022: Ngóng sóng cổ phiếu ngân hàng
17:12' - 29/12/2021
Dù thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu ngân hàng có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên các dự báo cho thấy ngành này vẫn còn không ít thách thức.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 29/12: 5 mã ngân hàng có thanh khoản tốt nhất thị trường
15:58' - 29/12/2021
Chốt phiên giao dịch ngày 29/12, có 5 mã chứng khoán thuộc nhóm ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường gồm: STB, LPB, CTG, MBB và MSB.
-
Ngân hàng
Thêm ngân hàng lớn miễn phí toàn bộ giao dịch từ ngày 1/1/2022
07:26' - 29/12/2021
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố miễn toàn bộ các loại phí trên kênh số và dành tặng 65 tỷ đồng tri ân khách hàng hướng tới kỷ niệm 65 năm thành lập.
-
Ngân hàng
Từ 1/1/2022, người dân có thể mở thẻ ngân hàng online
15:46' - 27/12/2021
Theo quy định mới, từ 1/1/2022, tổ chức phát hành thẻ có thể thực hiện phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh đối với chủ thẻ chính là cá nhân bằng phương thức điện tử.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới cung cấp gói tín dụng hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19
12:09' - 27/12/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết vừa ký với Chính phủ Việt Nam hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm
10:07'
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ trưởng 11,03% (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố cũ).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tham gia cơ chế giảm và bù đắp carbon đối với các chuyến bay quốc tế
08:19'
Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng cho phép và giao Cục Hàng không Việt Nam thông báo tới ICAO về việc tham gia CORSIA giai đoạn tự nguyện từ 01/01/2026 theo hướng dẫn của ICAO.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam, Đức nhất trí thúc đẩy đối thoại và hợp tác
07:58'
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Đức Bodo Ramelow tại trụ sở Quốc hội liên bang Đức.
-
Kinh tế Việt Nam
Nội dung chính cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
06:33'
20 giờ ngày 2/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.