Chứng khoán ngày 29/12: 5 mã ngân hàng có thanh khoản tốt nhất thị trường

15:58' - 29/12/2021
BNEWS Chốt phiên giao dịch ngày 29/12, có 5 mã chứng khoán thuộc nhóm ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường gồm: STB, LPB, CTG, MBB và MSB.
Cụ thể, mã STB của mã STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có khối lượng giao dịch lên tới hơn 16,2 triệu cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, giá STB đóng cửa ở mức 29.500 đồng/cổ phiếu, giảm 1,83% so với ngày hôm trước. 

Mã LPB của Ngân hàng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) có khối lượng giao dịch lên tới hơn 10,5 triệu cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, giá LPB đóng cửa ở mức 22.250 đồng/cổ phiếu, tăng 2,53% so với ngày hôm trước. 

Mã CTG của của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có khối lượng giao dịch lên tới hơn 10,2 triệu cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, giá CTG đóng cửa ở mức 34.150 đồng/cổ phiếu, tăng 1,27% % so với ngày hôm trước. Đặc biệt, mã CTG tiếp tục nhiều ngày liên tiếp được khối ngoại mua ròng với khối lượng lớn (hơn 3 triệu cổ phiếu) trên sàn chứng khoán.

 
Mã MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội có khối lượng giao dịch lên tới hơn 9,23 triệu cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, giá MBB đi ngang và đóng cửa ở mức 28.300 đồng/cổ phiếu.

Mã MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam có khối lượng giao dịch lên tới hơn 8,9 triệu cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, giá MBB đóng cửa ở mức 27.850 đồng/cổ phiếu, tăng 1,27%.

Theo dự báo của Công ty chứng khoán MBKE, ngành Ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ sinh lợi cao với ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) ở mức 18-25% trong năm 2022. Do đó, dòng tiền vào cổ phiếu ngân hàng dự báo sẽ hồi phục từ quý I/2022 khi thị trường dần nhận ra rằng các ngân hàng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và khả năng sinh lời mạnh mẽ; rủi ro nợ xấu không nghiêm trọng như những nhận định trước đó.

Nhìn nhận về triển vọng của nhóm ngân hàng, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, nhu cầu tín dụng duy trì tích cực, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 13 – 15% năm 2022. Nhóm ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao và có mô hình hoạt động năng động sẽ tiếp tục được cấp mức room tín dụng cao hơn trung bình ngành.

Nợ xấu và nợ tái cơ cấu phụ thuộc nhiều vào diễn biến dịch bệnh. Trong kịch bản cơ sở, VCBS dự báo tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tăng lên khi nợ tái cơ cấu tới thời hạn trả, tỷ lệ nợ tái cơ cấu sẽ giảm nhanh kể từ Q4.2021. Tuy nhiên, các ngân hàng chúng tôi đánh giá chất lượng tài sản tốt sẽ không phải chịu nhiều áp lực về trích lập.

Lợi nhuận toàn ngành ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2022. Tuy nhiên sẽ có mức độ phân hóa rõ rệt với tiềm năng thuộc về nhóm ngân hàng tư nhân tiếp tục hạ được chi phí vốn. Các ngân hàng có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao trên 20% bao gồm: BID, MBB, TCB, ACB, TPB, MSB.

Lợi nhuận của cổ phiếu các ngân hàng không còn ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh và đồng đều như giai đoạn nửa đầu năm 2021. Đồng thời, mức định giá của cổ phiếu các ngân hàng đã cao hơn trung bình quá khứ. Do đó, giá cổ phiếu của các ngân hàng năm 2022 kỳ vọng có sự phân hóa mạnh theo tốc độ tăng trưởng và các câu chuyện riêng./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục