Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Cần hạn chế tối đa việc giao chủ đầu tư cho cấp xã
Ngày 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 với các địa phương, về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023; nhiệm vụ giải pháp thời gian tới.
Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, 63 địa phương trên cả nước. Báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cho thấy, trong năm 2022, cả nước có hơn 6.000 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 4,4% so với năm 2021; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%. Về kết quả giải ngân vốn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022, tính đến ngày 31/1/2023 đã có hơn 13,7 nghìn tỷ đồng được giải ngân, đạt hơn 57% kế hoạch. Cập nhật từ các địa phương, đến ngày 31/1/2023 có 14 địa phương đã giải ngân hơn 312 tỷ đồng; ước đến ngày 28/2 có 17 địa phương giải ngân được hơn 545 tỷ đồng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước Trung ương năm 2023 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tại Phiên họp, một số bộ, ngành, địa phương đã kiến nghị nhiều nội dung còn vướng mắc trong quá trình thực hiện như: Một số văn bản chồng chéo, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan hoặc không phù hợp với Luật Đầu tư công, điều kiện thực tiễn tại địa phương…Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình với nhiều ý kiến của đại diện các đơn vị dự họp. Đề cập đến một số khó khăn, vướng mắc còn tồn tại từ năm 2022, Phó Thủ tướng nhận định, đối với các cơ quan Trung ương, khó khăn là việc còn 2/73 văn bản nợ đọng, nhiều văn bản còn chồng chéo, không phù hợp với tình hình thực tế của một số địa phương. Ở địa phương, việc triển khai theo văn bản có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc thực hiện còn chậm.
Phó Thủ tướng lưu ý, nguồn vốn triển khai năm 2022 tính đến hết ngày 31/1/2023 chỉ đạt hơn 57%. Toàn bộ vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp năm 2022 được chuyển hết sang năm 2023. Bên cạnh đó, trong năm 2023, vốn được giao sẽ cao hơn năm 2022 khoảng 41%, nghĩa là áp lực triển khai vốn trong năm nay cực kỳ lớn. Trong số những khó khăn, vướng mắc trên, một số đã được xử lý tại Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đối với 339 ý kiến ghi nhận của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, có 159 kiến nghị đã có văn bản nhưng phản ánh không rõ ràng, gây khó hiểu. Về việc này, Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị rà soát, triển khai văn bản hướng dẫn lại theo nguyên tắc rõ ràng nhất có thể, hoàn thành trước ngày 1/3. Đối với 93 kiến nghị là có văn bản hướng dẫn nhưng nội dung chưa rõ ràng hoặc có sự xung đột, chồng chéo lẫn nhau, ngày 15/3 tới các đơn vị liên quan có danh mục kèm Công điện số 71. Về 47 kiến nghị cho rằng có sự chồng chéo giữa ba công văn và 2 thông tư cùng việc các chương trình mục tiêu quốc gia có sự xung đột lẫn nhau, Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị liên quan rà soát, xử lý trước ngày 31/3. Đề cập đến 33 kiến nghị liên quan đến sửa đổi Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, xử lý, hoàn tất trước ngày 31/3. Phó Thủ tướng cho rằng, do đây là 3 chương trình đơn lẻ với 3 bộ tiêu chí khác nhau nên việc lồng ghép là cực kỳ khó khăn. Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tìm hướng triển khai công tác này. Nhất trí với việc cần chuẩn bị cho đánh giá giữa nhiệm kỳ đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng đề nghị cần thực hiện báo cáo trình Quốc hội giám sát, trên cơ sở đó, rà soát lại những việc đã làm được. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý các địa phương tránh thực hiện các chương trình theo hướng dàn trải, phân tán; hạn chế tối đa việc giao chủ đầu tư cho cấp xã. Cùng với đó, thực hiện theo nguyên tắc cấp nào quyết định đầu tư, cấp đó được quyền điều chỉnh và chỉ điều chỉnh trong nội bộ từng chương trình. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục giám sát, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, đề xuất giải pháp từ cơ sở để Ban Chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, thực hiện chương trình hiệu quả./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng làm việc với các tỉnh Tây Nguyên về triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
17:19' - 10/02/2023
Ngày 10/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại các tỉnh Tây Nguyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
19:14' - 03/02/2023
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030
21:55' - 20/03/2025
Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình
21:54' - 20/03/2025
Đầu tư mở rộng quy mô đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729: 2012), 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025
21:22' - 20/03/2025
Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu – đơn vị đầu mối của Bộ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để xây dựng Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng kịch bản, xác định mục tiêu cụ thể để đạt tăng trưởng kinh tế 2 con số
21:22' - 20/03/2025
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao quyết tâm của tỉnh Vĩnh Long khi đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025 từ 8-8,5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phải cơ bản hoàn thành xây dựng Sân bay Long Thành trong năm 2025
21:21' - 20/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra tình hình, đôn đốc triển khai dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và các tuyến giao thông kết nối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung xử lý các dự án tồn đọng, tạo nguồn lực phát triển
20:09' - 20/03/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng Đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang về tình hình kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên: Cấp ủy xử lý việc khó tháo "nút thắt" giải phóng mặt bằng
20:03' - 20/03/2025
Tỉnh ủy Hưng Yên xác định giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng…; có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trao đổi, tham khảo mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc
19:20' - 20/03/2025
Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu phát triển mới, phải nhanh hơn, bền vững hơn, chất lượng hơn, hướng tới thực hiện thắng lợi hai mục tiêu 100 năm vào năm 2030 và 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai tại 3 thành phố lớn
18:52' - 20/03/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa