Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao cảnh giác với dịch COVID-19
Với việc xuất hiện nhiều ca mắc COVID-19, nhiều chuỗi lây nhiễm phức tạp trong cộng đồng, các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, lơ là. Tất cả người trở về từ vùng dịch phải khai báo y tế trung thực để các lực lượng điều tra dịch tễ, xét nghiệm, cách ly phù hợp.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo 12/13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về công tác phòng, chống dịch, chiều 12/7, tại Trụ sở Chính phủ. * Khó khăn về sinh phẩm xét nghiệm Tại cuộc họp, lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố (Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ) báo cáo khát quát tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại các địa phương có xu hướng tăng lên với 3 nguồn lây chính: người trở về từ địa phương khác; sàng lọc trong cộng đồng; lây nhiễm trong các khu cách ly tập trung. Đồng thời, các địa phương nêu rõ một số khó khăn trong quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch, chủ yếu liên quan đến năng lực xét nghiệm, dự trữ sinh phẩm còn ở mức tối thiểu… Cụ thể, Tiền Giang hiện có khoảng 7.000 người trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh cần được xét nghiệm nhanh để sàng lọc theo các nhóm nguy cơ khác nhau. Bên cạnh yêu cầu xét nghiệm cho những nơi có nguy cơ cao như chợ truyền thống, bãi tập kết hàng hóa, Tiền Giang đặt mục tiêu cố gắng giữ an toàn cho các khu công nghiệp, xét nghiệm gộp cho hơn 1.000 công nhân các khu công nghiệp. Trong khi đó, toàn tỉnh chỉ có một máy xét nghiệm Realtime RT-PCR, đạt khoảng 1.000 mẫu đơn/ngày. Đối với tỉnh Bến Tre, 2 máy xét nghiệm Realtime RT-PCR có khả năng xét nghiệm khoảng 1.600 mẫu/ngày, đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm tình hình hiện tại. Tuy nhiên, với số lượng lớn người trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày tới, Bến Tre sẽ gặp khó khăn trong việc xét nghiệm. Tương tự, khả năng xét nghiệm của Hậu Giang hiện nay chỉ đạt được 60% so với nhu cầu phòng, chống dịch (khoảng 400 mẫu/ngày). Trước bối cảnh dịch bệnh tăng nhanh, tỉnh gặp khó khăn về sinh phẩm xét nghiệm do các doanh nghiệp, đơn vị đã giao dịch, hợp tác với địa phương không cung cấp được hoặc những đơn vị khác tăng giá… Trước diễn biến nhanh của dịch bệnh, tỉnh Vĩnh Long, An Giang gặp khó khăn trong việc mua sinh phẩm và thiết bị xét nghiệm bởi nguồn hàng khan hiếm nhưng nhu cầu quá lớn. Còn tỉnh Trà Vinh gặp khó khăn do thiếu nhân lực y tế giám sát, lấy mẫu test nhanh các trường hợp F2 trong cộng đồng. Với khả năng xét nghiệm đạt 700 mẫu/ngày/2 máy Realtime RT-PCR, Trà Vinh đang thiếu sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế... trong khi số ca mắc tại tỉnh có xu hướng tăng nhanh, 8/9 huyện, thị xã đã có ca mắc COVID-19. * Chủ động thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà Trước phản ánh của một số địa phương về khó khăn lưu thông vận tải hàng hóa, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, Tổng cục đã ban hành công văn khẩn số 4658/TCĐBVN-VT đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đề nghị cấp mã QR-code, thẻ nhận diện để tạo “luồng xanh” vận tải cho các phương tiện vận chuyển được ưu tiên lưu thông hàng hóa; vận chuyển công nhân, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh và ngược lại, trong thời gian Thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Hiện các chốt kiểm soát ở khu vực phía Nam tương đối thông thoáng, các phương tiện có thể lưu thông. Thủ tục cấp mã QR-code và thẻ nhận diện ngắn gọn; công tác phòng, chống dịch cho lái xe được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận thông tin phản ánh liên quan đến lĩnh vực lưu thông vận tải đường bộ và xử lý trong thời gian sớm nhất. Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, với những nguy cơ đặt ra, dự báo, các địa phương sẽ tiếp tục ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 trong thời gian tới. Để ứng phó với dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương phải chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ”.Tuy nhiên, các địa phương thực hiện phương châm này chưa triệt để, "đang chạy theo dịch", tức là, dịch bệnh xuất hiện mới bắt đầu quan tâm đến giải pháp về trang thiết bị y tế, nhân lực… Một số địa phương còn biểu hiện lúng túng.
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, các địa phương phải phải dứt khoát phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc phong tỏa, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tránh lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung.
Thông tin về 2 loại xét nghiệm COVID-19 (Realtime RT-PCR và test nhanh kháng nguyên), Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý, Bộ Y tế đã có hướng dẫn xét nghiệm đơn/gộp 5 hoặc gộp 10 Realtime RT-PCR.Theo đó, chỉ nên xét nghiệm đơn đối với ca F0, F1; xét nghiệm gộp tại các khu cách ly, phong tỏa và các trường hợp F2 trong cộng đồng để đẩy nhanh tiến độ truy vết, giảm đỡ các nguồn lực và chi phí cho xét nghiệm. Đối với những khu vực hoặc doanh nghiệp mới phát hiện ca bệnh, có thể áp dụng kháng nguyên nhanh.
Bộ Y tế đang rà soát lại và sớm ban hành hướng dẫn các tỉnh, thành phố thí điểm cách ly F1 tại nhà đảm bảo an toàn, các tỉnh căn cứ theo hướng dẫn và tình hình thực tế để chủ động thực hiện thí điểm. Trước tình hình tỷ lệ người trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh mắc COVID-19 cao, Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 5533/BYT-MT về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế tại nhà và xét nghiệm đối với người từ Thành phố Hồ Chí Minh về địa phương. Tất cả những người từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về phải tăng thời gian cách ly y tế tại nhà từ 7 lên 14 ngày, kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm 3 lần (ngày thứ 1, thứ 7 và thứ 13) trong thời gian cách ly y tế tại nhà. * Tập trung cao độ và chủ động trong điều hành trực chiến Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua đã quản lý tốt đường biên giới, ngăn chăn dịch bệnh xâm nhập. Tuy nhiên, với việc xuất hiện nhiều ca mắc COVID-19, nhiều chuỗi lây nhiễm phức tạp trong cộng đồng, các tỉnh, thành phố phải nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, lơ là, cần phát huy vai trò của cơ sở, tăng cường kêu gọi, kiểm soát chặt người về từ vùng dịch… Tất cả người trở về từ vùng dịch phải khai báo y tế trung thực để các lực lượng điều tra dịch tễ, xét nghiệm, cách ly phù hợp. Dự báo tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải tập trung cao độ trong điều hành trực chiến. Từng địa phương phải chủ động rà soát tình hình, số lượng máy móc, sinh phẩm, vật tư y tế, cơ sở cách ly tập trung, cơ sở điều trị, đội ngũ lấy mẫu, xét nghiệm… Phó Thủ tướng lưu ý, việc thực hiện khoanh vùng, phong tỏa rộng hay hẹp phải đảm bảo làm nghiêm, không được để tình trạng “ngoài chặt trong lỏng”, dẫn đến lây nhiễm chéo, mất kiểm soát; đồng thời giữ bằng được các khu vực an toàn. Khi phát hiện ca mắc COVID-19 phải lập tức khoanh vùng gọn nhất có thể. Trong trường hợp chưa đủ thông tin, có thể khoanh vùng rộng, khẩn trương truy vết, điều tra dịch tễ để thu gọn lại nhưng “thực hiện nghiêm khoanh vùng, tuyệt đối không được lơi lỏng”. Từ kinh nghiệm chống dịch thời gian qua, các địa phương đã thiết lập và cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh trên hệ thống thông tin, dữ liệu; từ đó, làm cơ sở cho hoạt động phân tích, điều tra dịch tễ, chỉ điểm truy vết, xét nghiệm cũng như công tác chỉ đạo, điều hành chống dịch. Tuy nhiên, hiện chỉ có 2 địa phương triển khai hệ thống thông tin này, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương còn lại trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương triển khai để chuẩn bị cho tình huống dịch bùng phát mạnh. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà thực hiện trên tinh thần triển khai an toàn. Liên quan đến nhiệm vụ này, Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các phần mềm công nghệ giám sát để hỗ trợ nhưng các địa phương cần phát huy vai trò giám sát của các Tổ COVID-19 cộng đồng, lực lượng y tế, công an địa phương… Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế tổng hợp đề nghị của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sinh phẩm, máy móc, thiết bị, vật tư y tế, trang thiết bị bảo hộ… để có phương án hỗ trợ tối đa. Các địa phương sử dụng sinh phẩm xét nghiệm của nước ngoài phải chủ động phương án dự phòng, nếu không đủ phải sử dụng sản phẩm trong nước. Trên tinh thần giữ bằng được an toàn cho các bệnh viện, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng tần suất xét nghiệm sàng lọc tại đây; khẩn trương kích hoạt hệ thống theo dõi, giám sát, nắm bắt thông tin người có triệu chứng để đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm; tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm mẫu gộp. Các địa phương sớm có phương án tổ chức lại hệ thống điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 theo mô hình “tháp 3 tầng” (không có triệu chứng hoặc nhẹ; có triệu chứng; bệnh lý nặng) nhằm hạn chế ca bệnh chuyển biến nặng và trường hợp tử vong. Phó Thủ tướng mong muốn, ngoài việc đảm bảo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, Cần Thơ chuẩn bị tinh thần hỗ trợ các địa phương trong khu vực phòng, chống dịch. Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện của Trung ương phối hợp với Cần Thơ, thành lập trung tâm để hỗ trợ cho các địa phương khi cần./.- Từ khóa :
- bộ y tế
- covid-19
- Đồng bằng sông Cửu Long
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Y tế điều chỉnh thời gian cách ly y tế tại nhà với người về từ TP. HCM
16:34' - 12/07/2021
Ngày 12/7, Bộ Y tế ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế tại nhà và xét nghiệm đối với người từ TP. HCM về địa phương.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Y tế sẽ sớm điều động lực lượng y tế chi viện hỗ trợ Đồng Tháp
18:03' - 11/07/2021
Ngày 11/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Tháp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Bộ Y tế: Đảm bảo “tiêm đến đâu an toàn đến đó” trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
10:19' - 10/07/2021
Sáng 10/7, Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.