Bộ trưởng Bộ Y tế: Đảm bảo “tiêm đến đâu an toàn đến đó” trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Sáng 10/7, Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18 từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022.
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong công tác tiêm chủng, chúng tôi luôn quán triệt đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng, đảm bảo “tiêm đến đâu an toàn đến đó”.
Bên cạnh đó, công tác khám sàng lọc, theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khoẻ sau tiêm được triển khai trên toàn tuyến.
Các chuyên gia đầu ngành về nhiều lĩnh vực của điều trị, dự phòng luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả các điểm tiêm để có thể xử lý mọi việc kịp thời.
* Phóng viên: Việt Nam chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, kéo dài trong 9 tháng, xin Bộ trưởng cho biết, chiến dịch này có những điểm khác biệt nào?
* Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Với sự nỗ lực rất lớn của Bộ Y tế và các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ hôm nay (10/7) Việt Nam tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Mục tiêu lớn nhất của chiến dịch là tổ chức tiêm chủng cho người dân trong độ tuổi tiêm chủng nhiều nhất, nhanh nhất để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người dân.Chiến dịch lần này có nhiều điểm thay đổi so với Chương trình tiêm chủng quốc gia lâu nay của nước ta và đã đang thực hiện.
Thứ nhất, vấn đề vận chuyển, phân phối, bảo quản vaccine, chúng ta đã thiết lập nên một hệ thống bảo quản hoàn toàn mới dựa vào lực lượng Quân đội. Vaccine sẽ bảo quản tại các kho của các quân khu mà Bộ Quốc phỏng và Y tế đã phối hợp thiết lập, đạt tiêu chuẩn bảo quản GSP.Vaccine từ đó chuyển tới tất cả các điểm tiêm ở các quận, huyện của các địa phương một cách nhanh nhất, đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của vaccine.
Thứ hai, chúng ta huy động một lực lượng lớn tổ chức tiêm chủng tại tất cả các điểm tiêm di động, cố định.Chúng ta dựa vào mạng lưới hệ thống y tế cơ sở của dân sự và y tế của Quân đội, Công an để triển khai đồng loạt công tác tiêm chủng, từ đó tăng tiến độ bao phủ vaccine cho nhân dân.
Thứ ba, để đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng, “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, công tác khám sàng lọc, theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khỏe sau tiêm được triển khai trên toàn tuyến.Cùng với đó, các chuyên gia đầu ngành về nhiều lĩnh vực của điều trị, dự phòng luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả các điểm tiêm để có thể xử lý mọi việc kịp thời.
Thứ tư, Bộ Y tế đã sửa tất cả các hướng dẫn chuyên môn trên nguyên tắc đảm bảo cho người tiêm. Thứ năm, phối hợp một cách chặt chẽ và đẩy mạnh ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng.Đáng lưu ý nhất là ứng dụng “Sổ sức khoẻ điện tử” với các thông tin về tiêm chủng như đăng ký tiêm chủng, nhật ký tiêm chủng, theo dõi sau tiêm…
Từ đó hình thành nên mã số cho mỗi người dân đã tiêm để cấp QR Code. Mã QR Code chính là căn cứ để đảm bảo “hộ chiếu vaccine” sau này.
Với sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ để xây dựng một nền tảng ứng dụng trong tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19. Thứ sáu, thiết lập giám sát chất lượng vaccine. Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine đã thành lập Tiểu ban giám sát chất lượng tiêm chủng, hoạt động mang tính chất độc lập tương đối để giám sát mọi hoạt động của quy trình tiêm chủng từ vận chuyển, bảo quản, phân bổ và tiêm chủng. Đây là những điểm mới cơ bản của chiến dịch tiêm chủng lần này, với phương châm làm thế nào để có vaccine nhiều nhất, nhanh nhất và an toàn nhất cho người dân. Đấy là mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng đã giao cho Bộ Y tế. * Phóng viên: Chiến dịch tiêm chủng lần này có quy mô như thế nào, thưa Bộ trưởng? * Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Có thể nói rằng từ trước đến nay ở nước ta đã tổ chức nhiều chiến dịch tiêm chủng, trong đó gần nhất là chiến dịch tiêm 23 triệu liều vaccine sởi - rubela cho trẻ em.Tuy nhiên, chiến dịch lần này triển khai trên quy mô lớn, đảm bảo tiêm chủng 150 triệu liều vaccine (mà Việt Nam đã và đang đàm phán để đặt mua từ nay đến tháng 4/2022) cho người dân nhằm làm tăng độ bao phủ vaccine với người dân để đạt miễn dịch công đồng.
* Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, đến thời điểm này gần như tất cả người dân đều quan tâm và mong chờ được tiêm vaccine phòng COVID-19. Vậy đến khi nào chúng ta có đủ vaccine cho 70% người dân? * Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Mục tiêu này ngay từ đầu đã được đặt ra đối với tất cả những người trên 18 tuổi.Sau khi tính toán, Bộ Y tế đã trình Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành nghị quyết về vấn đề tiêm vaccine. Việt Nam đang cố gắng để mua 150 triệu liều vaccine tiêm cho người dân.
Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vaccine toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11/2020, có những cam kết thoả thuận từ tháng 9/2020 nhưng đến nay chúng ta mới có vaccine.Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021. Dự kiến, sau tháng 9/2021, lượng vaccine về Việt Nam sẽ nhiều, vì thế chúng ta đặt ra là tăng độ bao phủ với người dân.
Đây chính là lý do tại sao Nghị quyết của Chính phủ lại quy định về ưu tiên tiêm vaccine, trong đó, trước hết ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, cho những địa phương có dịch và những địa bàn tuyến đầu về phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng chính là ưu tiên của chiến dịch tiêm chủng vaccine ở nước ta, đồng thời chúng ta cũng phải quan tâm đến tất cả các đối tượng tiêm chủng. Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh một điều quan trọng: Tiêm chủng trong chiến dịch là miễn phí. * Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 2 triệu liều vaccine Moderna phòng COVID-19 về đến Việt Nam
09:00' - 10/07/2021
Sáng 10/7, 2.000.040 liều vaccine Moderna phòng COVID-19 do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua Cơ chế COVAX đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài
-
Kinh tế Việt Nam
Quỹ vaccine phòng COVID-19 nhận được 8.078 tỷ đồng
18:00' - 09/07/2021
Tính đến 17h ngày 9/7, số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.078 tỷ VND (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi); tổng số tổ chức, cá nhân đã đóng góp là 419.872.
-
Kinh tế & Xã hội
Bảo quản vaccine phòng COVID-19 được quy định thế nào?
15:00' - 09/07/2021
Bộ Y tế quy định vaccine được bảo quản ở nhiệt độ âm, âm sâu hoặc có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C như Pfizer, Moderna hay Janseen.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine
09:55' - 22/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã đề xuất tổ chức những cuộc đàm phán song phương với Ukraine.