Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đẩy mạnh công tác liên kết vùng
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GDP của vùng Tây Nam bộ đạt 6,45%, cao hơn bình quân chung cả nước nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2016 (6,5%).Năm nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long không bị thiệt hại nặng do hạn hán và xâm nhập mặn như năm trước, nhưng mưa trái mùa, sâu bệnh đã làm giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp. Đây là vấn đề mà các tỉnh, thành phố cần quan tâm bởi Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước.
Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm tuy vượt kế hoạch, đạt 51,7% và cao hơn mức bình quân chung cả nước, nhưng chủ yếu tăng nhờ nguồn thu từ xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất, các nguồn thu còn lại thấp hơn kế hoạch dự toán nên các tỉnh cần quan tâm nhiều hơn.Các địa phương cũng cần quan tâm đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ: Nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ trong 6 tháng cuối năm 2017 là: Tập trung thực hiện công tác liên kết vùng.Vừa qua, việc triển khai Quyết định 593 của Thủ tướng Chính phủ về công tác liên kết vùng còn rất chậm, mặc dù đây là quyết định thí điểm đầu tiên của cả nước được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đóng vai trò nhạc trưởng.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cũng cần quan tâm 4 tiểu vùng mà Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đang xúc tiến; các tiểu vùng này gắn bó rất mật thiết cho cả vùng.
Ngoài ra, Ban Chỉ Tây Nam bộ cũng sẽ tập trung thực hiện một số chuyên đề để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả vùng; dự kiến trong tháng 8 tới sẽ tổ chức hội nghị các nhà tài trợ quốc tế đối với sự phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, bàn về tác động của tình hình sạt lở đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.Đối với 64 điểm sạt lở hiện tại, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đã giao Bộ Tài chính bố trí một phần kinh phí tối thiểu nhất để ổn định cuộc sống cho người dân ở một số khu vực trọng yếu.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ sẽ phối hợp với một số địa phương tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, phối hợp với các bộ giải quyết một số vấn đề mang tính chất trọng tâm về đào tạo nghề, phát triển giáo dục trên địa bàn; tiếp tục thực hiện đề án về hỗ trợ đồng bào Khmer;tập trung các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch 28 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục xây dựng, soạn thảo để trình Quốc hội Đề án Luật về các Khu hành chính kinh tế ven biển, trong đó có Khu hành chính kinh tế Phú Quốc...
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 6 tháng đầu năm, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chỉ đạo điều hành năng động của Chính phủ, sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành Trung ương, sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực.Cụ thể như tổng thu ngân sách đạt trên 51,7% dự toán, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,5% so với cùng kỳ, doanh nghiệp thành lập mới tăng 10,2% so với cùng kỳ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục tiếp tục được duy trì, dịch bệnh được kiểm soát. Các chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, toàn vùng còn gặp một số khó khăn hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn cùng kỳ, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển phức tạp làm ảnh hưởng đến sản xuất sinh hoạt của người dân. Giá cát xây dựng tăng đột biến làm ảnh hưởng đến tiến độ các công trình xây dựng cơ bản.Sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương bị ảnh hưởng thiên tai làm năng suất giảm, tiêu thụ nông sản gặp khó khăn...
Cũng tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao quyết định của Thường trực Ban Bí thư cho ông Lê Hùng Dũng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ được nghỉ hưu từ ngày 1/7/2017./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Rành mạch trong hợp tác công - tư tại các đơn vị sự nghiệp
16:07' - 10/06/2017
Phó Thủ tướng mong muốn Thành phố đánh giá với hệ thống đơn vị sự nghiệp hiện nay có đủ khả năng đáp ứng các dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc 4 Bộ về đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập
17:09' - 07/06/2017
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, điều kiện then chốt để chuyển sang xã hội hóa và tự chủ tài chính là phải tính đúng, tính đủ giá dịch vụ hoặc phải chuyển từ phí sang giá.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
17:30' - 02/06/2017
Sáng 2/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập đã làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thừa cán bộ quản lý, thiếu cán bộ khoa học có năng lực
16:11' - 01/06/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng khi tinh giản biên chế phải chỉ rõ địa chỉ, biên chế cần tinh giản, tránh tình trạng thừa cán bộ quản lý nhưng lại thiếu cán bộ khoa học có năng lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tự chủ ở bậc đại học càng mạnh càng tốt
19:11' - 20/05/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới cơ chế quản lí, tài chính
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.