Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tăng trưởng nhanh chính là điều kiện để phát triển bền vững
Cùng dự Hội thảo có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; đại diện các ban, ngành Trung ương; các nhà khoa học, nhà quản lý hàng đầu của Việt Nam.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nêu rõ, vấn đề phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, nếu đất nước không phát triển nhanh rất dễ bị tụt hậu. Tăng trưởng nhanh chính là điều kiện phát triển bền vững. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các nhà khoa học tìm hiểu rõ hơn về vấn chuyển đổi kinh tế, đặc biệt mối quan hệ giữa các nước phát triển trên thế giới.
Nhấn mạnh đến bối cảnh phát triển tăng trưởng và bền vững tại Việt Nam, Phó Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học đánh giá chỉ tiêu chất lượng nền kinh tế, trao đổi cơ cấu kinh tế và phát triển cơ chế thị trường trong thời gian tới. Đồng thời nhấn mạnh các mục tiêu đặt ra thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất mới để phát triển tăng năng suất lao động Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn cho biết: Năm 2018 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016 -2020), đồng thời là năm quan trọng quyết định khả năng hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 – 2020). Bên cạnh đó, năm 2018 cũng là năm rất có ý nghĩa để bắt đầu xây dựng nền tảng tăng trưởng cho một giai đoạn mới của đất nước. Đó là thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021 – 2025) và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021 -2030), trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt, với tác động ngày càng lớn của Hiệp định thương mại tự do bậc cao FTA, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và biến đổi toàn cầu, nhằm đánh giá chung về nhân tố tạo nền tảng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua, xác định các vấn đề trong củng cố và tạo lập nền tảng tăng trưởng nhanh và bền vững của Việt Nam. Chia sẻ về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (cơ hội, thách thức cho Việt Nam và những hàm ý chính sách), Tiến sĩ Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết: Để tối đa hóa những cơ hội, giảm thiểu những thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần giải quyết tối đa các bài toán lớn. Đó là đảm bảo thể chế không bị tụt lại trong cuộc chạy đua với công nghệ, để mở đường cho các công nghệ và phương thức sản xuất mới đi vào cuộc sống; phải có cách thức thúc đẩy để đảm bảo kỹ năng không bị tụt hậu lại so với công nghệ; giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế-xã hội và môi trường còn tồn đọng. Bên cạnh đó, cần học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các nước đi trước trong Cách mạng công nghệ 4.0 là rất quan trọng. Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên chuyên gia Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để trở thành nước công nghiệp hóa thành công cần đẩy mạnh vai trò nông nghiệp nông thôn trong công nghiệp hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và thực tiễn, gắn kết và hòa nhịp với đô thị cùng nền kinh tế tập trung vào chất lượng, hiệu quả, giá trị bền vững. Đại biểu dự Hội thảo sau khi được nghe các tham luận, đã bày tỏ ý kiến muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần có sự công khai và minh bạch. Bên cạnh đó cần nhìn nhận, đánh giá đúng mức sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, mặt khác phải giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái; xây dựng các tổ giám sát về môi trường và khoanh vùng chức năng rõ rệt.../.- Từ khóa :
- chính phủ
- tăng trưởng
- kinh tế
- việt nam
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm
10:07'
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ trưởng 11,03% (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố cũ).