PTT Vương Đình Huệ: Cần tháo gỡ rào cản để kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển
Phát biểu tại Hội nghị phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 diễn ra tại Hà Nội, ngày 19/1, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thực chất của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, khắc phục việc buông lỏng, chỉ đạo thiếu quyết liệt và gò ép...
Phó Thủ tướng khẳng định, kinh tế hợp tác, hợp tác xã có vai trò rất quan trọng, không chỉ đóng góp vào sự phát triển của cả nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho hàng chục triệu người lao động mà còn góp phần xây dựng văn hóa, con người, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.Do vậy, ngay trong năm nay Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phải tiếp tục bám sát 7 chức năng và 12 nhiệm vụ đã được cụ thể trong Điều lệ của Đại hội lần thứ 5 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Đặc biệt, phải nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã, từ đó tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những rào cản về cơ chế, chính sách để "mở đường" cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển trong thời gian tới.Đồng thời tuyên truyền, làm rõ mô hình hợp tác xã kiểu mới khác biệt so với hợp tác xã kiểu cũ; các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và chính quyền địa phương cần quan tâm cụ thể và thiết thực hơn nữa đến sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã, bởi đây là khu vực có tiềm năng rất lớn về lao động và việc làm, liên quan trực tiếp tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ rõ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phải xác định rõ chiến lược phát triển, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để đóng góp hiệu quả mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và trở thành nước công nghiệp hiện đại vào giữa Thế kỷ này.Ngoài ra, hệ thống Liên minh Hợp tác xã ở Trung ương và địa phương tập trung tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển mạnh mẽ, nhất là cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vốn, đất đai, tài chính, tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
“Chúng ta cần nỗ lực phấn đấu xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới thực sự trở thành mô hình kinh tế hấp dẫn đối với đông đảo người dân, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng về hợp tác xã, tự nguyện tham gia xây dựng hợp tác xã, thực hiện “phủ sóng” hợp tác xã mọi lúc, mọi nơi trong không gian kinh tế cho phép”. Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Theo thống kê, năm 2018, số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ hợp tác đều phát triển và hiện cả nước có 22.456 hợp tác xã; trong đó có 13.000 hợp tác xã nông nghiệp.Cùng với đó, người dân và thành phần kinh tế hợp tác ở các địa phương đẩy mạnh khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên - xã hội, sản phẩm đặc sản, ngành nghề truyền thống và chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Những mô hình này đang trở thành loại hình tổ chức sản xuất phổ biến, nhất là vùng khó khăn như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên.
Phần lớn hợp tác xã có nhận thức và nhu cầu sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị để phát triển bền vững, nhiều hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã phi nông nghiệp đã năng động huy động các nguồn lực, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua khảo sát thực tế, các hợp tác xã đều có nhu cầu về vốn, công nghệ và thị trường để sản xuất sản phẩm có khả năng tiêu thụ ổn định gắn với chuỗi giá trị. Đặc biệt, cả nước đã có khoảng 15% tổng số hợp tác xã nông nghiệp và hơn 60% hợp tác xã phi nông nghiệp sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Hơn nữa, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã sử dụng các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa khoảng 18 tỷ đồng để hỗ trợ, xây dựng 77 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị tại 51 tỉnh, thành phố. Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình chia sẻ: Hầu hết các hợp tác xã có nhận thức và nhu cầu sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị để phát triển bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ như: xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã... Bên cạnh đó, hiện vẫn còn 10 tỉnh, thành phố chưa thành lập Quỹ hỗ trợ Hợp tác xã. Nguồn vốn hoạt động của các Quỹ đa phần là từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, chưa huy động được thị trường. Theo ông Trần Văn Thành, khó khăn lớn nhất là nhu cầu vay vốn của các Hợp tác xác, nhưng vốn điều lệ Quỹ còn thấp do chưa huy động được các nguồn vốn khác; cơ chế quản lý Quỹ chưa thống nhất từ Trung ương đến địa phương nên mối liên hệ còn bị cắt khúc. Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã cho biết, năm 2019, Liên minh Hợp tác xã sẽ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt, quan trọng phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tài chính; tăng cường liên kết chặt chẽ hệ thống trong mọi hoạt động, nhất là hoạt động cung ứng dịch vụ cho khu vực này. Cùng với đó, thống nhất tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành theo quy định của Điều lệ; đảm bảo thông tin báo cáo kịp thời, chất lượng; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức và người lao động. Để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hoạt động của toàn hệ thống, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam kiến nghị Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp ủy và chính quyền địa phương tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Mặt khác, sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2012; đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020; bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả theo Quyết định 461/QĐ-TTg…Đồng thời cho phép Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì xây dựng Đề án khởi nghiệp sáng tạo theo mô hình hợp tác xã để thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo của lực lượng lao động trí thức trẻ, nhất là ở địa bàn nông thôn; tạo điều kiện, bố trí nguồn lực để hệ thống Liên minh Hợp tác xã thực hiện tốt nhiệm vụ nòng cốt trong phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ra mắt Trung tâm Hỗ trợ phát triển hợp tác xã
19:44' - 06/12/2018
Chiều 6/12 tại Hà Nội, Liên hiệp Hợp tác xã Tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCAmart) đã tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
-
Kinh tế & Xã hội
Tháo gỡ điểm nghẽn về vốn cho hợp tác xã - Bài 2: Tăng thêm nguồn lực
11:25' - 19/10/2018
Việc bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển là việc làm cần thiết. Điều này xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Tháo gỡ điểm nghẽn về vốn cho hợp tác xã - Bài 1: Hiệu quả từ các mô hình
11:16' - 19/10/2018
Với phương châm"chung sức cùng thành công", mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác năm 2012 đã có những phát triển về số lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh để thúc đẩy phát triển kinh tế
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.