PVFCCo lý giải về lý do sụt giảm lợi nhuận
Với tình hình lợi nhuận sụt giảm trong những năm gần đây, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) đang bị cổ đông là Tổng Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An (Agrimex Nghệ An) đặt ra một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Để rộng đường dư luận, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch PVFCCo Lê Cự Tân.
Phóng viên:Thưa ông, cổ đông Agrimex Nghệ An đã đưa ra các con số và bình luận về việc lợi nhuận của PVFCCo liên tục sụt giảm, dù Tổng Công ty đang nắm lợi thế cạnh tranh do Nhà máy sản xuất đã hết giá trị khấu hao và thương hiệu đạm Phú Mỹ có chỗ đứng trên thị trường. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng sụt giảm lợi nhuận này? Chủ tịch Lê Cự Tân: Tôi phải khẳng định, lợi nhuận của PVFCCo những năm gần đây bị ảnh hưởng rất lớn của biến động giá khí cũng như tác động từ chính sách mặt hàng phân bón không là đối tượng chịu thuế. Cụ thể, từ năm 2014, giá khí cho sản xuất đạm Phú Mỹ được căn cứ trên 46% giá dầu FO bình quân tháng tại thị trường Singapore và chi phí vận chuyển khí (tariff). Theo đó, chi phí nguyên liệu đầu vào là khí cho sản xuất Đạm Phú Mỹ năm 2014 là 3.001 tỷ đồng, năm 2015 là 1.848 tỷ đồng, năm 2016 là 1.657 tỷ đồng và năm 2017 là 2.082 tỷ đồng. Về giá bán, Đạm Phú Mỹ là mặt hàng phải kê khai giá theo quy định của Bộ Tài chính và theo công thức giá quy định, trong đó có căn cứ theo giá thị trường quốc tế và trong nước. Giá bán Đạm Phú Mỹ năm 2014 bình quân là 7.398.318 đồng/tấn, năm 2015 là 7.306.854 đồng/tấn (giảm so với năm 2014 là 91.465 đồng/tấn), năm 2016 là 6.040.021 đồng/tấn (giảm so với năm 2015 là 1.266.833 đồng/tấn), năm 2017 là 6.339.149 đồng/tấn (tăng so với năm 2016 là 229.128 đồng/tấn). So sánh chi phí khí phải trả của năm 2016 thấp hơn năm 2015 là 191 tỷ đồng, tuy nhiên do giá bán năm 2016 giảm sâu nên doanh thu Đạm Phú Mỹ năm 2016 bị giảm so với 2015 là 1.042 tỷ đồng. Năm 2017 giá khí phải trả cho sản xuất Đạm Phú Mỹ tăng 425 tỷ đồng so với năm 2016, nhưng sản lượng thấp hơn năm 2016 do Nhà máy dừng bảo dưỡng định kỳ hơn 1 tháng nên dù giá tăng, nhưng doanh thu Đạm Phú Mỹ chỉ tăng 238 tỷ đồng. Thêm vào đó, trên bình diện thị trường phân bón thế giới và trong nước, giá dầu, giá khí và giá phân bón không phải lúc nào cũng diễn biến cùng nhịp, thuận chiều với nhau mà có độ trễ hoặc thậm chí ngược chiều nhau. Giá khí do PVFCCo phải trả được căn cứ theo giá bình quân của tháng, tức là giá dầu tăng thì ngay lập tức giá khí nguyên liệu để sản xuất đạm tăng theo, trong khi giá phân bón không tăng ngay theo giá dầu, giá khí mà tùy thuộc vào tình hình thị trường, mùa vụ… Đặc biệt, từ khi Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, có hiệu lực từ năm 2015 đến nay, phân bón không thuộc diện chịu thuế VAT nên toàn bộ thuế VAT đầu vào phục vụ cho sản xuất và kinh doanh phân bón không được khấu trừ… Vì vậy, chi phí sản xuất phân bón của PVFCCo bị đội lên rất nhiều qua các năm khiến cho lợi nhuận bị giảm sút. Cụ thể, chi phí bị đội lên năm 2015 là 290 tỷ đồng, năm 2016 là 258 tỷ đồng và năm 2017 là 371 tỷ đồng. Và vấn đề chi phí tăng dẫn tới lợi nhuận sản xuất phân bón bị giảm sút nghiêm trọng không chỉ là vấn đề của riêng PVFCCo mà của rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón khác của Việt Nam như đạm Hà Bắc, DAP Đình Vũ cũng như các doanh nghiệp FDI có nhà máy sản xuất phân bón đặt tại Việt Nam như Baconco. Thực tế là Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng đã có văn bản kiến nghị gửi các Bộ, ngành liên quan về khó khăn này. Phóng viên: Như vậy có thể nói nguyên nhân khách quan đã ảnh hưởng chính đến lợi nhuận của PVFCCo. Trước những khó khăn này, Hội đồng quản trị và Ban điều hành của PVFCCo đã có những giải pháp cụ thể gì để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh? Chủ tịch Lê Cự Tân: Phải nói rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn không chỉ do biến động giá khí mà còn là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp khi thị trường phân bón cung đã vượt cầu. Thực tế trước đây Việt Nam chỉ có Nhà máy Đạm Hà Bắc khoảng 160.000 tấn/năm và Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn/năm. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, Việt Nam có thêm nhiều Nhà máy mới đưa vào hoạt động nên năng lực sản xuất phân đạm lên tới 2,6 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 2 triệu tấn/năm. Cùng đó, việc Việt Nam thực hiện các cam kết về thuế nhập khẩu khi gia nhập các Hiệp định thương mại, thuế nhập khẩu phân đạm của các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia giúp nhanh chóng, thuận lợi với chi phí cước tàu dao động khoảng 15 - 20 USD/tấn và trong vòng 1 tuần là hàng đã về đến cảng. Vì vậy, áp lực cạnh tranh trên thị trường phân bón ngày càng khốc liệt. Trước tình hình đó, PVFCCo đã tập trung đầu tư cho công tác marketing để duy trì thương hiệu, thị phần của Đạm Phú Mỹ. Nhờ đầu tư cho marketing một cách hợp lý và hiệu quả nên thương hiệu đạm Phú Mỹ vẫn là thương hiệu số 1 tại Việt Nam và giá bán của đạm Phú Mỹ cao hơn các sản phẩm cùng loại. Mặt khác, PVFCCo cũng xây dựng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ bao gồm: Kali Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, sản phẩm hóa chất và hàng năm các sản phẩm này đã chia sẻ chi phí quản lý chung cho sản phẩm đạm Phú Mỹ và cũng góp phần tích cực vào doanh thu, lợi nhuận chung của PVFCCo. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận trong hệ thống PVFCCo từ các sản phẩm phân bón và hóa chất khác ngoài đạm Phú Mỹ giai đoạn 2014 – 2017 lần lượt đạt 3.312 tỷ đồng, 3.661 tỷ đồng, 2.955 tỷ đồng và 2.960 tỷ đồng; lợi nhuận lần lượt đạt 274 tỷ đồng, 172 tỷ đồng, 409 tỷ đồng và 313 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVFCCo cũng tối ưu các loại chi phí sản xuất, quản lý, bán hàng theo hướng hiệu quả, dù sản lượng kinh doanh tăng, có thêm sản phẩm mới, nhưng tổng chi phí qua các năm của PVFCCo đều có xu hướng giảm. Ngoài ra, PVFCCo tích cực triển khai dự án mở rộng NH3 – NPK từ năm 2015. Từ quý I/2018, khi đi vào vận hành đã chuẩn bị thị trường từ trước nên cả sản phẩm NH3 và NPK Phú Mỹ do nhà máy sản xuất đều tiêu thụ rất tốt, đóng góp tích cực vào con số lợi nhuận trước thuế là 430 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018. Phóng viên: Agrimex Nghệ An cho rằng có sự thiếu minh bạch trong chính sách phát hành cổ phiếu ưu đãi (ESOP) của PVFCCo cho cán bộ công nhân viên, nhất là khi cổ phiếu ESOP chỉ là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu so với giá trị giao dịch thực. Vậy ý kiến của ông về vấn đề này? Chủ tịch Lê Cự Tân: Điều kiện ESOP của cổ phiếu của PVFCCo là hạn chế giao dịch 12 tháng, một thời hạn rất phổ biến ở các công ty niêm yết khi phát hành ESOP ở Việt Nam, hơn nữa số cổ phiếu được mua của mỗi cán bộ và lãnh đạo PVFCCo không nhiều. Tổng số cổ phiếu được phát hành là 11,4 triệu cổ phần, tương đương 3% vốn điều lệ và chỉ có 1 đợt duy nhất trong 10 năm hoạt động. Trong đó, số cổ phiếu cho 15 người trong Ban lãnh đạo PVFCCo là 920 nghìn cổ phiếu, chiếm 8% tổng số ESOP, bình quân mỗi người khoảng 60.000 cổ phiếu. Sau khi hết thời hạn hạn chế, một số cổ đông nội bộ khi bán cổ phiếu ESOP đã tuân thủ quy định, thông báo và báo cáo giao dịch đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tài chính hợp pháp và chính đáng của mỗi cá nhân. Cổ phiếu dù là ESOP cũng là một khoản đầu tư và người mua cũng gánh chịu rủi ro về khoản đầu tư này. Giá mua ESOP của PVFCCo là 10.000 đồng và giá thị trường tại thời điểm hết thời hạn hạn chế giao dịch thực tế khoảng 22.000 đồng/cổ phiếu. So sánh với ESOP của các doanh nghiệp khác thì mức ưu đãi giá và thời gian hạn chế giao dịch 12 tháng của chương trình ESOP của PVFCCo là phù hợp và thấp hơn so với hầu hết các doanh nghiệp khác. Mặt khác, trong cùng thời gian, có người bán và cũng có người mua thêm, trong đó lượng mua thêm là 94.000 cổ phiếu. Thêm vào đó, dù có bán cổ phiếu do điều kiện tài chính cá nhân, nhưng mọi thành viên này đều đang làm việc tại PVFCCo (trừ 1 thành viên nghỉ hưu theo chế độ). Phóng viên: Theo nghi vấn mà Agrimex Nghệ An đặt ra, từ năm 2016 đến nay, PVFCCo liên tục điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch bằng Nghị quyết của Hội đồng Quản trị với số liệu đưa ra thấp hơn thực hiện và sự điều chỉnh này nhằm hợp thức hoá số tiền thưởng trong năm chi cho HĐQT. Ông lý giải như thế nào về vấn đề này? Chủ tịch Lê Cự Tân: Tôi khẳng định rằng, việc điều chỉnh kế hoạch của PVFCCo hoàn toàn tuân thủ quy định và bám sát tình hình thực tế. Trước hết, việc điều chỉnh kế hoạch của PVFCCo căn cứ vào tình hình thực tế, các điều kiện chủ quan, khách quan và yêu cầu quản trị sản xuất kinh doanh và thường được xem xét sau 6 tháng đầu năm và vào quý 3 hàng năm. Tuy nhiên, việc xem xét điều chỉnh kế hoạch nếu có phải qua quá trình báo cáo và chấp thuận rất chặt chẽ của cổ đông Nhà nước chi phối và còn phụ thuộc vào thời gian điều chỉnh giá dầu thô kế hoạch (vì kế hoạch của PVN và PVFCCo được lập dựa trên giá dầu) nên thường đến cuối quý 4 hàng năm mới được chấp thuận. Do đó thời điểm HĐQT được phép ra quyết định điều chỉnh kế hoạch cũng bị muộn đến gần cuối năm. Bên cạnh đó, Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch hàng năm cho Tổng công ty không đưa ra định mức và quỹ thưởng cho HĐQT và Ban điều hành căn cứ theo lợi nhuận. Đối với cổ đông, HĐQT và Ban điều hành PVFCCo hoàn toàn không được Đại hội đồng cổ đông áp dụng chế độ thưởng hoàn thành hay vượt mức kế hoạch. Do HĐQT và Ban điều hành PVFCCo phần lớn là người đại diện vốn nhà nước và đại diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nên tổng dự toán chi phí lương HĐQT, Ban điều hành được Đại hội cổ đông thông qua hàng năm. Do đó, khi chi trả thì phải tuân theo quy định của PVN, trong đó phân chia ra phần tiền lương cố định và phần còn lại gọi là tiền thưởng, được thể hiện trong báo cáo thường niên hàng năm của PVFCCo./. Phóng viên: Xin cảm ơn ông !Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu tại Đạm Phú Mỹ
19:22' - 26/04/2018
Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu nhiều hơn mức trần trước đây là 49% tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) khi PVN thoái vốn xuống dưới 51% tại doanh nghiệp.
-
Chuyển động DN
PVFCCo nỗ lực nâng tỷ trọng doanh thu từ hoá chất lên 50%
18:37' - 04/04/2018
Trong chiến lược phát triển từ nay đến 2020, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đang tập trung đầu tư cho mục tiêu đạt 50% doanh thu là từ sản xuất, kinh doanh hoá chất.
-
Chuyển động DN
PVFCCo vận hành thương mại dự án NH3 mở rộng đúng lúc đầu ra được giá
10:21' - 17/02/2018
Việc Xưởng NH3 mở rộng đi vào vận hành thương mại đúng thời điểm sản phẩm đầu ra có giá bán trên thị trường tăng cao...
-
Chuyển động DN
PVFCCo 11 năm liên tiếp được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
18:43' - 23/01/2018
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm thứ 11 liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hãng Hermes (Pháp) tăng giá tại Mỹ bù đắp tác động của thuế tăng
21:07' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Tập đoàn xa xỉ của Pháp Hermes thông báo sẽ tăng giá tại Mỹ để bù đắp tác động của mức thuế nhập khẩu 10% do Tổng thống Donald Trump đưa ra.
-
Chuyển động DN
Critical Role: Từ trò chơi đến cỗ máy kinh doanh
21:06' - 17/04/2025
Với chiến lược tập trung vào sở hữu trí tuệ, cộng đồng vững mạnh và sự đa dạng hóa táo bạo, nhóm diễn viên lồng tiếng này đang định hình lại cách kể chuyện và kinh doanh trong kỷ nguyên số.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 1
21:02' - 17/04/2025
Trong quý 1 năm 2025, doanh thu của Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines thay đổi nhà ga các chuyến bay Tp.Hồ Chí Minh-Hà Nội
18:58' - 17/04/2025
Theo kế hoạch, từ 0 giờ ngày 19/4, toàn bộ chuyến bay giữa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội của Vietnam Airlines sẽ được chuyển sang khai thác tại nhà ga T3.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát giữ nguyên mục tiêu 15.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
14:26' - 17/04/2025
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch doanh thu 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm trước.
-
Chuyển động DN
Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh
10:51' - 17/04/2025
Vừa qua, Tọa đàm và Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra.
-
Chuyển động DN
Temu và Shein thông báo tăng giá tại Mỹ
07:33' - 17/04/2025
Hai trang thương mại điện tử Trung Quốc là Temu và Shein thông báo sẽ tăng giá sản phẩm với khách hàng Mỹ từ tuần sau.
-
Chuyển động DN
Phối hợp đảm bảo đồng bộ tiến độ các dự án điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
16:15' - 16/04/2025
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã họp về tình hình phối hợp đầu tư xây dựng giữa 2 Tổng công ty.
-
Chuyển động DN
Boeing “mắc kẹt” giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
15:18' - 16/04/2025
Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngừng nhận thêm máy bay Boeing Co. như một phần của cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng".