Qua kiểm tra 6 tỉnh, thành, giải ngân vốn đầu tư công cao nhất chỉ đạt hơn 70%
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, 6 Tổ công tác đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công 2021 (theo Quyết định số 1962/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu tháng 12/2021. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, dù đã có nhiều cải thiện, song giải ngân vốn đầu tư công ở nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn rất chậm.
Cụ thể, Tổ công tác số 6 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, được giao kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong giải ngân đầu tư công của 6 địa phương: Đà Nẵng, Gia Lai, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định, Đắk Lắk.
Theo tổng hợp của Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết 30/11/2021, trong 6 tỉnh thành, giải ngân cao nhất chỉ đạt 70,11%; trong đó, có 2 tỉnh đạt dưới 60%. Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi tỷ lệ giải ngân chung của cả nước đạt 64%, thì vẫn có tới 19 bộ và 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%; trong đó, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam và Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam còn chưa giải ngân được đồng vốn nào. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân chậm, các địa phương chỉ ra nhiều khó khăn, chủ yếu do dịch bệnh, vướng mắc trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; thiếu nhân công, thiết bị; khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, phân bổ vốn và thực hiện dự án… Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nêu rõ, trong cùng mặt bằng chính sách, cùng khó khăn chung, tỷ lệ giải ngân của các địa phương rất khác nhau, nhiều địa phương trên cả nước vẫn giải ngân tốt.Riêng trong 6 địa phương thuộc Tổ công tác số 6, kết quả giải ngân cũng có nhiều khác biệt, có địa phương giải ngân ngân sách địa phương cao, ngân sách trung ương thấp, có địa phương thì ngược lại. Thực tế đó cho thấy, nguyên nhân chính là do tổ chức chỉ đạo, điều hành của mỗi địa phương.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ, các địa phương phải thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân của từng vướng mắc, chỉ rõ vì sao vướng thì mới tháo gỡ được. Tuy nhiên, trước những khó khăn trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, hầu hết các địa phương kiến nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn kế hoạch năm 2021 sang năm 2022; điều chỉnh giảm kế hoạch vốn nước ngoài năm 2021.
Mặc dù vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ đồng ý với các dự án thật sự cấp bách và bất khả kháng. Chính phủ cũng đã đề xuất việc cắt giảm vốn kế hoạch đối với phần vốn nước ngoài (ODA), song Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý. Thực tế thời gian qua cho thấy, không ít địa phương xin dùng vốn dự phòng Trung ương cho các dự án đầu tư công. Song do giải phóng mặt bằng chậm trễ, giải ngân không được. Trong trường hợp này, cũng rất dễ dẫn đến tình trạng bị cắt vốn, ảnh hưởng đến nguồn lực thực hiện dự án trong những năm sau, cũng như ảnh hưởng đến cả phần vốn đầu tư công trung hạn của địa phương. Tại cuộc họp gần đây về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, các địa phương phải nỗ lực làm ngày làm đêm, với mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư. “Phải phấn đấu giải ngân ở mức cao nhất, nhưng không chạy theo chỉ tiêu mà buông lỏng, để xảy ra sai phạm”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.Qua kiểm tra, cả 6 tổ công tác cũng thống nhất quan điểm, trong chặng đua nước rút cần quyết liệt tập trung giải ngân, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư.
Cùng với việc quyết nghị phần vốn đầu tư công cho năm 2022, thì Quốc hội cũng đã có những “ràng buộc” rất rõ ràng về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong năm tới. Do đó, năm 2022, chuyện đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công sẽ quyết liệt hơn nhiều. “Việc dự án không giải ngân hết dẫn đến bị thu hồi vốn là rất đáng tiếc và gây nhiều hệ lụy mà địa phương phải giải quyết. Trong trường hợp bị thu hồi vốn về, để dự án không bị dở dang, địa phương sẽ phải dùng dự toán năm 2022 của dự án khác để bố trí hoặc phải cắt giảm dự án khởi công mới khác. Địa phương phải rất lưu ý để tập trung, quyết liệt giải ngân trong thời gian còn lại của năm”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2022, dự kiến thanh, kiểm tra 6 địa phương thực hiện đầu tư công
15:50' - 19/12/2021
Năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến thực hiện 34 cuộc thanh tra, kiểm tra do các đơn vị trực thuộc Bộ tiến hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đốc thúc, gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công năm 2021
16:30' - 15/12/2021
Ghi nhận những khó khăn mà các địa phương đang phải đối mặt song, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong cùng mặt bằng chính sách, cùng khó khăn, tỷ lệ giải ngân của các địa phương rất lại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao nhất có thể
14:54' - 15/12/2021
Từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng yêu cầu phải phấn đấu giải ngân tới mức cao nhất. Các bộ cần rà soát, tháo gỡ khó khăn để các địa phương có đủ điều kiện giải ngân, triển khai dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ sẽ thay chủ đầu tư dự án đầu tư công không đủ năng lực
09:29' - 15/12/2021
UBND thành phố Cần Thơ vừa triển khai kế hoạch giao vốn đầu tư công năm 2022 cho 30 đơn vị, gồm 21 sở ngành và 9 quận, huyện với tổng vốn 6.792,3 tỷ đồng để thực hiện các dự án, công trình ở địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quốc lộ 50: Phải giải quyết mặt bằng để kịp thông xe cuối 2025
20:50' - 03/04/2025
Hiện dự án vẫn đang vướng mặt bằng, phải có đủ mặt bằng trước 30/4 tới, chủ đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
20:40' - 03/04/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 939/QĐ-BCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh ứng phó với thuế suất mới của Mỹ
19:51' - 03/04/2025
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam để Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày
19:50' - 03/04/2025
Đồng chí Khamtay Siphandone là một trong những nhà lãnh đạo tiên phong trong công cuộc gây dựng con đường cách mạng của Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian đàm phán mức thuế quan để hai bên cùng có lợi
19:40' - 03/04/2025
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, các mức thuế đối ứng sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Giải ngân nhanh nhưng phải đảm đảm chặt chẽ, đúng quy định
19:33' - 03/04/2025
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung hơn nữa cho các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho giải ngân vốn đầu tư công
19:02' - 03/04/2025
Hiện, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, trình cơ quan thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM: Thu ngân sách tăng 7,72% trong quý I/2025, thu thuế doanh nghiệp đạt 45% dự toán
18:51' - 03/04/2025
Nhiều chỉ tiêu thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… ghi nhận đạt trên 25% dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.