Quan chức châu Âu vẫn lạc quan về triển vọng của TTIP
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/8 đã khẳng định đàm phán về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với Mỹ vẫn đang được triển khai, đồng thời bác bỏ tuyên bố của Đức rằng những bất đồng không thể giải quyết được giữa các bên đã khiến thỏa thuận này thất bại.
Khi được hỏi về những bình luận của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel rằng cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do này đã "thất bại", người phát ngôn của EC, ông Margaritis Schinas, nói: "Quả bóng vẫn lăn vào lúc này.EC đang đạt được tiến triển đều đặn. Đàm phán đang thực sự bước vào giai đoạn quan trọng, song EC sẵn sàng khép lại thỏa thuận này vào cuối năm nay, miễn là các điều kiện được đảm bảo".
Trong khi đó, người trực tiếp phụ trách quá trình đàm phán về TTIP của Liên minh châu Âu (EU) Ignacio Garcia Bercero cũng lên tiếng bác bỏ tuyên bố “thất bại” của Bộ trưởng Sigmar Gabriel và cho rằng quan điểm tiêu cực này đã bị thổi phồng quá mức.Đồng quan điểm này, người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel là Steffen Seibert cũng cho hay mặc dù còn tồn tại nhiều bất đồng về các điều khoản song những cuộc đàm phán về TTIP vẫn chưa kết thúc. Quan chức này cũng nói rằng thường thì những quyết định mang tính đột phá chỉ xuất hiện trong những vòng đàm phán cuối cùng.
EU và Mỹ bắt đầu đàm phán về TTIP từ năm 2013, với mục tiêu xây dựng khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời nhiệm sở vào tháng 1/2017.Tuy nhiên, tiến trình này đã bị "sa lầy" giữa lúc ngày càng nhiều lo ngại trong EU rằng TTIP sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn của khối này trong những lĩnh vực chủ chốt như y tế hay phúc lợi xã hội.
Tiến trình đàm phán TTIP bao gồm ba vấn đề lớn: tiếp cận thị trường đối với doanh nghiệp châu Âu và Mỹ, hợp tác về vấn đề luật pháp và những quy định của thế giới về thương mại, đặc biệt về phát triển bền vững và chính sách cạnh tranh.Tiến trình đàm phán này đã bị trì hoãn nhiều lần do phía châu Âu phản đối các điều khoản liên quan việc bảo vệ các nhà đầu tư mà phía Mỹ đưa ra, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư.
Một số dư luận tại châu Âu lo ngại cơ chế này sẽ thách thức các luật, đặc biệt về thực phẩm và môi trường của châu lục này. Theo các nhà phân tích, trên thực tế, con đường hoàn tất hiệp định thương mại lớn nhất thế giới này đã vấp phải nhiều rào cản từ cả hai phía.
Ngay từ đầu, phía Mỹ đã đặt ra “giới hạn đỏ”, không muốn đàm phán nội dung quy chế tài chính do lo ngại về các quy định quản lý ngân hàng quá lỏng tay của EU.
Ngược lại, từ EU, Pháp tuyên bố sẽ sử dụng mọi quyền lực để cản trở đến cùng nếu các sản phẩm văn hóa, như phim ảnh, băng đĩa và truyền thông số được đưa thành một nội dung trong TTIP.
Pháp có lý do đặt "ngoại lệ văn hóa" làm điều kiện tiên quyết, bởi cán cân doanh thu từ dịch vụ điện ảnh, truyền hình hiện nghiêng hẳn về phía Mỹ. Trong khi đó, tự do buôn bán các sản phẩm văn hóa lại là một nội dung mà Mỹ yêu cầu phải đưa vào chương trình nghị sự.
Một vấn đề mang tính truyền thống là lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, TTIP sẽ dẫn đến việc dỡ bỏ một loạt hàng rào về tiêu chuẩn, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ các sản phẩm biến đổi gen… đến việc xây dựng các cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp. Về chính trị, cũng có những ý kiến phản đối TTIP, bởi lẽ nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Đức và Pháp, luôn có truyền thống tương đối độc lập về chính sách đối ngoại so với Mỹ. Ngoài ra, các nhà vận động ở châu Âu lo ngại người tiêu dùng có thể bị "bán rẻ" trong các cuộc đàm phán kín.Đây là lý do khiến hàng chục nghìn người đổ xuống các đường phố ở châu Âu biểu tình phản đối TTIP. Số người ủng hộ phong trào "Stop TTIP" (ngăn chặn việc ký kết TTIP) đang ngày càng gia tăng tại nhiều nước châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng, số người phản đối gia tăng cho thấy, TTIP như một bước tiến khó cản của làn sóng "toàn cầu hóa", nhưng đang phải đối mặt một rào cản khá gai góc.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
TTIP : Đàm phán giữa EU và Mỹ vẫn còn nhiều trở ngại
15:18' - 16/07/2016
Ngày 15/7, vòng đàm phán thứ 14 về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU và Mỹ đã kết thúc với một số tiến triển, song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Brexit đặt ra vấn đề mới cho đàm phán TTIP
06:05' - 16/07/2016
Sự kiện Brexit đặt ra những vấn đề mới trong đàm phán về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và EU.
-
Kinh tế Thế giới
EU mong muốn hoàn tất đàm phán về TTIP với Mỹ trong năm nay
17:50' - 30/06/2016
Eu quyết tâm hoàn tất TTIP với Mỹ trong năm nay bất chấp việc người Anh bỏ phiếu ra khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tuần trước.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ trong đàm phán TTIP
11:00' - 29/06/2016
Tờ “Tấm gương” (Spiegel) của Đức đưa tin, Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) sẽ khó đạt được trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đẩy Fed vào thế khó
12:27'
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về nguy cơ suy giảm kinh tế do các chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
BoK: GDP quý I/2025 của Hàn Quốc có thể ở mức âm
10:56'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 17/4 dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Hàn Quốc trong quý I/2025 có thể ở mức âm.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống D.Trump
10:09'
Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận định các cuộc đàm phán thuế quan với Washington sẽ không dễ, ông dự định đến Mỹ để thương lượng với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm thích hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35'
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
09:21'
Fitch Ratings hôm 16/4 công bố giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Mexico ở mức “BBB-” - đầu tư an toàn - bất chấp những biến động về chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ.