Quan điểm của các ngân hàng trung ương về tiền kỹ thuật số như thế nào?

16:04' - 18/02/2022
BNEWS Các ngân hàng trung ương cam kết một hệ thống thanh toán an toàn hơn, linh hoạt hơn và rẻ hơn so với các lựa chọn thay thế tư nhân.

Đồng tiền đang hướng tới sự đổi mới lớn nhất trong nhiều thế kỷ. Công nghệ hiện đại và thậm chí cả đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang ít sử dụng tiền mặt cùng với đó là các khái niệm thay thế như đồng Bitcoin nắm giữ. Các ngân hàng trung ương đang hành động nhanh chóng để đảm bảo không bị thụt lùi phía sau.

Các ngân hàng trung ương cam kết một hệ thống thanh toán an toàn hơn, linh hoạt hơn và rẻ hơn so với các lựa chọn thay thế tư nhân. Các ngân hàng trung ương của Bahamas, Liên minh Tiền tệ Đông Caribe và Nigeria, trở thành những ngân hàng trung ương tiên phong trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Trong khi đó, Trung Quốc, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và nhiều nước khác đang thử nghiệm lĩnh vực tiền tệ kỹ thuật số này. Còn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) hành động một cách thận trọng hơn nhiều.

Về cơ bản tiền CBDC không khác biệt nhiều vì về cơ bản từ việc giữ tiền điện tử trong tài khoản ngân hàng và sử dụng thẻ, điện thoại thông minh hay các ứng dụng để gửi tiền ngân hàng ra thế giới.

Điểm khác biết chính là tiền do ngân hàng trung ương cung cấp, như tiền mặt, là tài sản không có rủi ro. CBDC giống như tiền giấy và tiền xu, sẽ là trách nhiệm trực tiếp của ngân hàng trung ương.

Tiền CBDC có thể có nhiều hình thức, nhưng một mục tiêu của đồng tiền này sẽ là giúp việc thanh toán diễn ra nhanh hơn. Trong hệ thống hiện tại, các ngân hàng thương mại thanh toán các khoản thanh toán ròng của họ với nhau bằng tiền của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, việc thanh toán này thường không tức thì vì lý do công nghệ và hoạt động, điều này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng trong suốt thời gian thanh toán.

 

Ngoài thiết kế công nghệ tiềm năng, đồng CBDC về khái niệm khác với đồng tiền điện tử như Bitcoin, bởi những đồng tiền điện tử quá dễ biến động để lưu trữ giá trị và không được chấp thuận rộng rãi để hữu ích cho việc thanh toán. Đồng Bitcoin mang tính chất đầu cơ nhiều hơn.

Tuy nhiên, đồng Bitcoin được một bộ phận ủng hộ vì nó mang tính phi tập trung, nghĩa là không có bên trung tâm nào kiểm soát nó, với các giao dịch được ghi lại trên một sổ cái công khai, trong khi đó, đồng CBDC nằm dưới sự kiểm soát của một ngân hàng trung ương.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khoảng 100 quốc gia đang ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quy trình nghiên cứu CBDC. Ấn Độ gây ngạc nhiên khi bất ngờ cho thế giới thanh toán khi thông báo rằng ngân hàng trung ương sẽ phát hành đồng rupee kỹ thuật số ngay từ đầu năm tài chính tới, trong khi Trung Quốc tung ra đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cho các vận động viên và khán giả trước kỳ Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 202, để kiểm tra mức độ hấp dẫn của CBDC đối với người nước ngoài.

Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tỏ ra chậm chạp với ý tưởng tiền kỹ thuật số, mặc dù gần đây Fed thực hiện bước đi quan trong khi xuất bản một tài liệu thảo luận dài 35 trang, với việc nêu ra một loạt lợi ích tiềm năng.

Tuy vậy, Fed không đưa ra kết luận chắc chắn về việc phát hành một loại tiền kỹ thuật số như là thận trọng và trong mọi trường hợp tổ chức này sẽ không triển khai CBDC nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà Trắng và Quốc hội.

Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Canada cũng chưa tìm thấy trường hợp cấp bách với đồng tiền kỹ thuật số, nhưng ngân hàng vẫn tiếp tục xây dựng năng lực kỹ thuật để phát hành CBDC và các diễn biến có thể làm tăng tính cấp bách của đồng tiền này./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục