Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp: Nửa thế kỷ hợp tác và phát triển
Năm 2023, Việt Nam và Pháp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (12/4/1973-12/4/2023), 10 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược (2013 - 2023). Nhân sự kiện đặc biệt này, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) về những kết quả hợp tác hai nước đã đạt được trong suốt nửa thập kỷ vừa qua.
* Phóng viên: Thưa Đại sứ, ông có thể cho biết những kết quả của hợp tác song phương giữa Việt Nam và CH Pháp trong 50 năm qua cũng như những lĩnh vực ưu tiên phát triển giữa hai bên?
* Đại sứ: Trong nửa thế kỷ qua, Việt Nam và Pháp đã thiết lập một mối quan hệ song phương gắn bó. Cách đây gần 20 năm, vào năm 2004, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Jacques Chirac đã phát biểu trong chính khu vườn của Đại sứ quán, rằng quan hệ giữa Việt Nam và Pháp là một mối quan hệ “đặc biệt, mạnh mẽ” và là một quan hệ được hình thành từ sự chân thành.Mở đầu cho mối quan hệ này là chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Pháp François Mitterrand, lãnh đạo phương Tây đầu tiên thăm Việt Nam sau Đổi mới. Tại thời điểm đó, đoàn công tác do Tổng thống Pháp dẫn đầu gồm nhiều quan chức và doanh nghiệp Pháp, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai bên.
Từ đó, hai nước đã thiết lập mối quan hệ toàn diện, về kinh tế, nghiên cứu, giáo dục, y tế... Và mối quan hệ này đã được nâng lên tầm cao mới khi hai nước ký kết Thỏa thuận Đối tác chiến lược cách đây tròn 10 năm. Chúng tôi rất hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để cùng nhau vượt qua các thách thức chung như các thách thức về biến đổi khí hậu hay các thách thức an ninh trong khu vực.
* Phóng viên: Kinh tế là một trụ cột quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp, đặc biệt từ khi hai nước ký kết Thỏa thuận Đối tác chiến lược vào năm 2013. Vậy phía Pháp có kế hoạch thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế này như thế nào, thưa ông?* Đại sứ: Kinh tế là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng trong mối quan hệ song phương Pháp - Việt, thể hiện qua các trao đổi thương mại giữa hai bên, các khoản đầu tư cũng như việc các doanh nghiệp Pháp xây dựng nhà máy và hoạt động tại Việt Nam, theo luật pháp của Việt Nam. Tôi rất tin tưởng trong thời gian tới, mối quan hệ hợp tác này sẽ được tăng cường mạnh mẽ sau khi Hiệp định Tự do Thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam chính thức có hiệu lực từ năm 2020.
Hợp tác kinh tế giữa hai nước còn được cụ thể hóa bằng các dự án lớn. Có thể kể đến dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và chính phủ Việt Nam cùng triển khai. Trong đó, có 6 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu của Pháp trực tiếp tham gia dự án. Ngoài ra, còn có các dự án hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Ví dụ như các dự án hợp tác với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hay dự án hiện đại hóa nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng điện năng và giảm phát thải. Những dự án này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến lĩnh vực phát triển hạ tầng bền vững, trong đó có dự án hình thành chợ đầu mối Hà Nội và cải tạo cầu Long Biên, hay phát triển các phương tiện giao thông công cộng bền vững. Ngoài đường sắt đô thị, chúng tôi còn muốn hướng tới các dự án xây dựng các tuyến giao thông đường bộ đô thị, góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này.
* Phóng viên: Hợp tác phi tập trung được xem là một hình thức hợp tác đặc biệt trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Vậy trong thời gian tới, mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương, các đối tác của hai nước sẽ được phát triển như thế nào, trong bối cảnh Hội nghị Hợp tác phi tập trung Việt Nam - Pháp lần thứ 12 sắp diễn ra tại Hà Nội?* Đại sứ: Hợp tác giữa các địa phương là một hình thức hợp tác mà cả hai bên Pháp và Việt Nam đều đánh giá rất cao, bổ sung cho quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Hợp tác phi tập trung không chỉ dừng lại giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam và các tỉnh hay vùng của Pháp, mà còn mở rộng hợp tác giữa các bệnh viện, các cơ sở đào tạo hay các tổ chức, hiệp hội. Có thể nói đây là mối quan hệ hữu nghị gắn kết hai dân tộc ở mọi cấp độ và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hình thức hợp tác đặc biệt này sẽ tiếp tục được phát triển mạnh mẽ khi Hội nghị hợp tác phi tập trung lần thứ 12 sắp diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Đại sứ quán Pháp, phối hợp cùng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức.Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng và là hội nghị đầu tiên được tổ chức lại sau đại dịch COVID-19. Chúng tôi hy vọng sự kiện lần này sẽ giúp các địa phương hai nước cùng tăng cường đối thoại trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Hợp tác phi tập trung không chỉ đơn thuần là ký kết các thỏa thuận hợp tác, mà còn cùng nhau trao đổi và làm việc. Chủ đề được nhấn mạnh trong Hội nghị hợp tác giữa các địa phương sắp tới chính là phát triển đô thị và nông thôn bền vững, di sản, văn hóa và du lịch.
* Phóng viên: Ông có thể chia sẻ về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa giữa Việt Nam và Pháp và những dự án hay sự kiện đặc biệt sẽ được tổ chức trong năm nay nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược?
* Đại sứ: Chị có thể thấy ngay phía sau tôi là logo kỷ niệm 50 năm quan hệ Pháp - Việt. Logo được chính thức công bố bởi Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ vào tháng 12 vừa qua. Và ngay phía dưới logo là dòng chữ "Văn hóa sẻ chia", cũng chính là chủ đề của dịp kỷ niệm 50 năm này.
Có thể nói hợp tác văn hóa giữa hai nước rất đa dạng: Văn học, tọa đàm chia sẻ ý tưởng, âm nhạc, múa, điện ảnh hay nhiếp ảnh. Chúng tôi cố gắng phản ánh sự đa dạng văn hóa này bằng một chương trình kỷ niệm đặc sắc. Chúng tôi đã tổ chức thành công hai triển lãm, như triển lãm tư liệu "Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử" được phối hợp tổ chức cùng
Trung tâm Lưu trữ quốc gia diễn ra vào tháng 12 năm ngoái. Hay triển lãm "Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội" do Viện Viễn đông Bác cổ phối hợp tổ chức. Đây cũng là hai địa danh mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tổ chức trong tháng tư này lễ hội "Balade en France". Đây là sự kiện đại chúng nhằm kết nối, quảng bá văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật, con người Pháp tại Hà Nội. Đặc biệt, lễ hội này được diễn ra ngay sau khi Hội nghị hợp tác phi tập trung lần thứ 12 kết thúc, tạo thành sự kết nối giữa hai sự kiện này.Tiếp theo một sự kiện khác mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là chương trình nhạc kịch dựa trên tác phẩm văn học nổi tiếng "Hoàng tử bé" dự kiến sẽ diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội, cũng như giới thiệu đến độc giả các hình ảnh từ cuốn truyện tranh chuyển thể từ tác phẩm này. Một hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực thời trang sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm nay. Và đây cũng là lĩnh vực mà hai bên đều rất quan tâm. Ngoài ra, cuối năm có một sự kiện lớn mà chúng tôi rất mong đợi, đó là màn trình diễn âm thanh và ánh sáng tại Đại nội Huế.
Giáo dục là một lĩnh vực hợp tác hết sức mạnh mẽ giữa hai nước. Chúng ta có thể kể đến hợp tác trong giáo dục phổ thông và trong giáo dục đại học bao gồm cả lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo sau đại học. bao gồm cả lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo sau đại học. Chúng tôi dự kiến tổ chức nhiều chương trình kỷ niệm tại các trường và cơ sở đào tạo có nhiều học sinh học tiếng Pháp hoặc các chương trình song ngữ. Dự kiến sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi hướng đến 50 năm quan hệ Việt - Pháp. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức các hội thảo cũng như các Ngày khoa học ở nhiều địa điểm khác nhau.* Phóng viên: Những năm gần đây, Pháp ngữ đang có xu hướng mất dần vị thế tại Việt Nam cũng như trong khu vực. Vậy ông có thể cho biết những chương trình thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Pháp và các đối tác Pháp ngữ tại Việt Nam, trong đó có báo Le Courrier du Vietnam thuộc TTXVN, tờ báo bằng tiếng Pháp duy nhất tại Việt Nam?* Đại sứ: Chúng tôi hoạt động rất tích cực trong cộng đồng Pháp ngữ cùng với các đối tác Pháp ngữ như Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) hay các nước Pháp ngữ. Có thể nói, Việt Nam có vai trò quan trọng trong cộng đồng Pháp ngữ của khu vực. Theo đó, Văn phòng đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương của OIF và AUF đều được đặt tại Hà Nội. Hà Nội được xem như là thủ đô của Pháp ngữ trong khu vực. Chúng tôi tích cực đẩy mạnh giảng dạy tiếng Pháp ở tất cả các cấp học. Thậm chí có nhiều bạn trẻ bắt đầu học tiếng Pháp từ đại học, nhưng đã tiến bộ rất nhanh và sử dụng thành thạo ngôn ngữ này, để từ đó có thể tiếp tục theo học các chương trình sau đại học dưới hình thức du học tại chỗ, du học tại Pháp hoặc các quốc gia Pháp ngữ khác.
Chúng tôi đánh giá cao Le Courrier du Vietnam, tờ báo mà chúng tôi đọc thường xuyên và rất yêu thích. Các phóng viên của báo nói và viết thành thạo tiếng Pháp. Le Courrier du Vietnam giúp chúng tôi khám phá, qua từng trang báo, văn hóa, ẩm thực Việt Nam và sự phát triển của đất nước các bạn trong các lĩnh vực: du lịch, kinh tế, y tế... Le Courrier du Vietnam là một minh chứng rõ ràng rằng tiếng Pháp là một ngôn ngữ sẻ chia. Đối với chúng tôi, các bạn là một trong những người bạn lớn trong cộng đồng Pháp ngữ. Và tôi thực sự đánh giá cao sứ mệnh mà các bạn đang thực hiện.* Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
50 năm quan hệ Việt Nam - Pháp: Dấu ấn lịch sử qua cuốn sách về những con đường
08:11' - 11/04/2023
Mới đây, Tiến sĩ, nhà văn Việt kiều Trần Thu Dung đã cho ra mắt cuốn sách “Dấu ấn Pháp - Việt qua tên những con đường”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.