Quản lý nợ cần cải cách thế nào?
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Khung cải cách công tác quản lý nợ tổng thể của Bộ Tài chính trong trung hạn, trong đó chủ đề Khuôn khổ quản lý rủi ro nợ công, rủi ro tín dụng là 1 trong 5 trụ cột chính và có vai trò hết sức quan trọng.
Kể từ khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Quản lý nợ công năm 2017, đến nay hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nợ công tại Việt Nam từ Luật, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn về cơ bản đã hoàn thành.
Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, với việc Việt Nam kiên định theo đuổi mục tiêu củng cố tài khóa, quản lý chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách từ hoạt động cấp bảo lãnh Chính phủ, và vay nước ngoài về cho vay lại, các chỉ tiêu an toàn nợ công được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm, góp phần bồi đắp dư địa chính sách tài khóa để ứng phó hiệu quả với các cú sốc vĩ mô như Việt Nam đối mặt trong năm 2020.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại thì vấn đề đặt ra là công tác quản lý nợ cần cải cách như thế nào để một mặt đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện phát triển Việt Nam có những thay đổi căn bản, mặt khác tiến dần đến thông lệ tốt của quốc tế.
Thời gian tới Việt Nam phải đối mặt với rủi ro vĩ mô gia tăng so với thời kỳ trước, như rủi ro tăng trưởng kinh tế chững lại, mặt bằng lãi suất gia tăng, rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cũng như chi phí gia tăng do dân số bị già hóa.
Trong khi đó, theo Bộ Tài chính, các nhà tài trợ nước ngoài đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ, việc kiểm soát rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn vay là cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện đặc thù của Việt Nam là nợ vay lại và bảo lãnh chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nợ vay nước ngoài của Chính phủ và nợ công.
Ông Trương Hùng Long cho biết, 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Do đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách, đầu tư công trung hạn, cũng như cho vay lại đối với các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương hạn chế cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới. Song Bộ Tài chính cho rằng các khoản bảo lãnh Chính phủ có vai trò rất quan trọng giúp các tập đoàn, doanh nghiệp thực hiện các dự án thiết yếu, trọng điểm quốc gia có khả năng tiếp cận nguồn vốn thương mại lớn với quy mô lớn và chi phí vay ưu đãi hơn.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần có cơ cấu nợ hợp lý, cân đối giữa chi phí và rủi ro, giữa nghĩa vụ nợ trực tiếp và nghĩa vụ nợ dự phòng của chính phủ phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như năng lực quản lý của Việt Nam.
Định hướng của Chính phủ Việt Nam trong quản lý nợ công, trong đó có quản lý rủi ro cũng phù hợp với mối quan tâm của các nhà tài trợ. Trong Khung cải cách tổng thể về quản lý nợ công mà Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà tài trợ đã cùng Việt Nam xây dựng với sự hỗ trợ tài chính từ Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), một trong 5 trụ cột được các bên nhất trí về sự cần thiết triển khai ngay trong năm 2020-2021 là Quản lý rủi ro.
Theo chuyên gia đến từ IMF thì bảo lãnh và cho vay lại có những rủi ro tương tự như nhau, nhưng hình thức khác nhau nên cần được quản lý một cách phù hợp.
IMF cho rằng Bộ Tài chính có thể thu nhận nhiều lợi ích từ việc xây dựng năng lực như đánh giá các đề xuất bảo lãnh/cho vay lại; đánh giá và lượng hóa các rủi ro đi kèm tại thời điểm bảo lãnh và cập nhập trong suốt thời hạn bảo lãnh, giám sát thực hiện bảo lãnh/cho vay lại. Đồng thời, cải thiện theo dõi hồ sơ và công khai thông tin sẽ giúp tăng cường tính minh bạch và tạo thuận lợi hơn cho việc quản lý.
Ông Trương Hùng Long nhấn mạnh, việc tăng cường năng lực cán bộ quản lý nợ, đặc biệt trong việc nắm vững các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng, ứng dụng mô hình định lượng để tham mưu chính sách liên quan đến cấp và quản lý các khoản cho vay lại và khoản bảo lãnh Chính phủ một cách hiệu quả là ưu tiên hàng đầu để hướng tới mục tiêu đảm bảo bền vững nợ trong trung, dài hạn./.
>>Quy định về thu lợi nhuận, cổ tức phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Từ khóa :
- bộ tài chính
- imf
- bảo lãnh nợ
- nợ công
- nợ quốc gia
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Kiểm soát chặt nguồn vay để quản lý hiệu quả nợ công
15:52' - 12/11/2020
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước vay khá lớn, kiểm soát chặt chẽ nguồn vay để quản lý hiệu quả nợ công là một nhiệm vụ nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro, mất an ninh – an toàn tài chính quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng bền vững
18:53' - 05/11/2020
Chiều 5/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Hà Nội chấn chỉnh hoạt động đấu giá tài sản
17:19'
Thời gian qua, công tác đấu thầu, đấu giá gặp rất nhiều khó khăn, vẫn còn diễn ra tình trạng “lách luật”, vi phạm pháp luật dẫn tới hàng loạt vụ án sai phạm về kinh tế.
-
Tài chính
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
11:20'
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có quyết định giao Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ ngày 19/5.
-
Tài chính
Mỹ công bố kế hoạch trị giá 3,5 tỷ USD cho thu giữ và lưu trữ CO2
09:53'
Số tiền trên sẽ dành cho 4 chương trình lớn, trong đó bao gồm nhiều dự án thu giữ carbon từ không khí cũng như các nhà máy và lưu trữ nguồn khí này.
-
Tài chính
Nhật Bản có kế hoạch phát hành 157 tỷ USD trái phiếu “chuyển đổi xanh”
08:55'
Thủ tướng Kishida cho biết Nhật Bản sẽ cần ít nhất 150.000 tỷ yen đầu tư kết hợp công-tư trong thập kỷ tới để đạt được một xã hội trung hòa carbon.
-
Tài chính
Tập đoàn tài chính Nhật Bản đầu tư vào kinh tế kỹ thuật số đang bùng nổ ở Đông Nam Á
16:23' - 19/05/2022
Với mục tiêu huy động 75 triệu USD vào tháng 9/2023, SBI Ven Capital đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu, với trọng tâm là các lĩnh vực như tài chính, y tế, nông nghiệp và giáo dục.
-
Tài chính
G7 thảo luận cách thức hỗ trợ tài chính cho Ukraine
15:43' - 19/05/2022
Các Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Mỹ, Nhật Bản, Canada, Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Italy sẽ nhóm họp trong bối cảnh tình hình xung đột tại Ukraine vẫn chưa kết thúc.
-
Tài chính
EU xem xét một khoản vay chung nhằm giúp tái thiết Ukraine
09:11' - 19/05/2022
Mặc dù nhu cầu tái thiết của Ukraine vẫn chưa được đánh giá về quy mô nhưng EC nhấn mạnh thiệt hại ước tính lên tới "hàng trăm tỷ euro, trong đó hơn 100 tỷ euro cho cơ sở hạ tầng vật chất".
-
Tài chính
Thượng Hải cho phép các tổ chức tài chính dần nối lại hoạt động
19:06' - 18/05/2022
Thượng Hải đã chấp thuận cho 864 tổ chức tài chính hoạt động trở lại khi trung tâm tài chính hàng đầu Trung Quốc này dần dần nới lỏng tình trạng phong tỏa được bắt đầu áp đặt từ bảy tuần trước.
-
Tài chính
Mỹ đứng đầu thế giới về tình trạng che giấu tài sản của các cá nhân
15:11' - 18/05/2022
Mỹ hiện đứng đầu trong danh sách những nước đã để các cá nhân che giấu tài sản và cáo buộc các quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc cản trở những tiến bộ trong việc hạn chế các bí mật tài chính.