Quản lý vật liệu xây dựng theo “chuẩn mực” mới
Đặc biệt là việc khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ mới, giảm tác động đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên và tuân thủ đúng quy hoạch.
Các chuyên gia cho rằng, đã có 8 điểm đổi mới tại Nghị định 95 mà đầu tiên là phạm vi điều chỉnh đã được sửa đổi bổ sung.
Theo đó, các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng sẽ bao gồm: đầu tư, sản xuất; quản lý chất lượng, kinh doanh; chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
Riêng đối với vật liệu xây dựng kim loại và vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản thì Nghị định này chỉ điều chỉnh về quản lý chất lượng và kinh doanh.
Cùng đó, các loại vật liệu xây dựng cũng được phân định rõ bao gồm: xi măng, vật liệu ốp lát (ceramic, granit, cotto, đá ốp lát nhân tạo, đá ốp lát tự nhiên), sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật liệu chịu lửa.
Còn khoáng sản làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: đá làm đá ốp lát, đá làm vôi, cát trắng silic, cao lanh, đất sét trắng, fenspat, đất sét chịu lửa, dolomit, bentonite và các loại khoáng sản làm xi măng được quy hoạch trên phạm vi cả nước.
Việc quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng sẽ gồm những nội dung từ khâu tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến đến sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Trách nhiệm của Bộ Xây dựng cũng được nêu rõ tại Nghị định quản lý vật liệu xây dựng là: “Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; lập, trình thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Đáng chú ý, Nghị định 95 đã xoá bỏ toàn bộ chương về quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Lý giải về vấn đề này, Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia cao cấp Bộ Tài Chính cho rằng, những nội dung này đã được đưa vào Luật Quy hoạch và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến Quy hoạch. Như vậy thì cần tách ra để tránh trùng lặp.
Ngay như các vấn đề về phẩm cấp sản phẩm hay điều kiện được hưởng khi sử dụng công nghệ cao trong sản xuất thì cũng đã được hướng dẫn thực hiện theo nội dung của Luật Chuyển giao công nghệ...
Theo các chuyên gia, một trong những điểm sáng lần này chính là việc yêu cầu các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy hoạch theo quy định pháp luật về quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Đồng thời, những dự án đầu tư sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu phải lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng các tiêu chí về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và được thẩm định công nghệ theo quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cũng được đề cập đến. Cụ thể là việc hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ đối với dự án đầu tư có chi phí chuyển giao theo quy định tại Điều 9 và Điều 38 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
Với những quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được phê duyệt trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện cho đến thời điểm quy hoạch được điều chỉnh hoặc thay thế.
Tuy nhiên, trước những trăn trở của doanh nghiệp về việc gặp khó nếu ngay lập tức phải đầu tư, chuyển đổi công nghệ mới vào sản xuất bởi nhu cầu vốn rất cao, Luật sư Lê Ngọc Sơn – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, chắc chắn điều này sẽ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là doanh nghiệp quy mô “khiêm tốn” nhưng họ cũng nên dần thích nghi.
Luật sư phân tích, các quy định đều mang tính mục tiêu như: tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, bền vững... nhưng rất cần thiết. Những mục tiêu này không chỉ đòi hỏi riêng các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phải đáp ứng mà nó còn thể hiện rất rõ trong nhiều quy định tại các Luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Chuyển giao công nghệ...
Do đó, doanh nghiệp nên coi đây là thước đo chuẩn mực để các cơ quan quản lý áp dụng, tham chiếu và hãy coi đó là “đích ngắm” để đáp ứng.
Tuy nhiên, về phía cơ quan chức năng cũng cũng cần có những đánh giá cụ thể về các tiêu chuẩn này theo hình thức thang điểm, vùng địa lý cho phù hợp thực tế./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Quản lý việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
17:10' - 12/02/2020
Tăng cường quản lý khoáng sản làm vật liệu xây dựng là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng chú trọng và yêu cầu có sự phối hợp kiểm soát, giám sát từ các địa phương.
-
Xe & Công nghệ
DSP tham gia Vietbuild 2019 với nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng mới
13:13' - 19/12/2019
Các sản phẩm vật liệu xây dựng chính mà DSP giới thiệu tại triển lãm là tấm thép không gỉ INOXTEEL, tạo khuôn Trim & Skirts, gạch ốp lát bằng thép không gỉ INOXTA...
-
DN cần biết
Dự án sản xuất vật liệu xây dựng phải được thẩm định công nghệ
22:21' - 17/12/2019
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 95/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Vietnam - Asia DX Summit 2022: Chính phủ và doanh nghiệp “Hợp lực chuyển đổi số”
17:23' - 26/05/2022
Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) được diễn ra trong 2 ngày 25-26/5. Diễn đàn là sự kiện chào mừng “Ngày Chuyển đổi số” 10/10.
-
DN cần biết
Việt Nam luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
17:04' - 26/05/2022
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đến kinh doanh sản xuất lâu dài tại Việt Nam..
-
DN cần biết
Vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu
10:50' - 26/05/2022
Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu từ 20/5/2022.
-
DN cần biết
Sắp tổ chức tư vấn xuất khẩu thủy sản sang thị trường RCEP
10:15' - 26/05/2022
Xuất khẩu thuỷ sản luôn đứng trong top ngành tận dụng được các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do; trong đó, có Hiệp định RCEP.
-
DN cần biết
Việt Nam tìm hiểu cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư tại tỉnh Northern Cape, Nam Phi
09:25' - 26/05/2022
Ngày 24/5, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi đã dẫn đầu đoàn công tác gồm các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nam Phi tham dự hội thảo về đầu tư ASEAN.
-
DN cần biết
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Anh thúc đẩy cơ hội mở rộng thị trường
07:44' - 26/05/2022
Diễn đàn thảo luận về triển vọng hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, năng lượng tái tạo,…
-
DN cần biết
VCCI đề xuất bỏ kê khai, nộp thuế thay người bán trên sàn thương mại điện tử
19:12' - 25/05/2022
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến thực hiện trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay người bán trên sàn.
-
DN cần biết
Làm rõ quy định kê khai, nộp thuế thay với hoạt động khai thác tài sản đảm bảo
17:08' - 25/05/2022
Quy định tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền mặt theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP hiện nay không còn phù hợp.
-
DN cần biết
Hợp đồng điện tử giúp nâng cao tối đa hiệu suất kinh doanh
16:02' - 25/05/2022
Đi cùng tốc độ phát triển của thương mại điện tử, giao dịch thương mại truyền thống ứng dụng hợp đồng điện tử có chứng thực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kinh doanh và tiếp cận khách hàng.