Quần thể Danh thắng Tràng An đang bị xâm phạm nghiêm trọng
Đây là khu vực có cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình được thiên nhiên và con người gìn giữ bao năm qua. Tuy nhiên, việc tác động trực tiếp đến diện mạo, địa chất của Tràng An đang khiến dư luận bức xúc, bởi khu vực này đã được nằm trong phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, là một khu vực cấm.
Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), huyện Hoa Lư là vùng cấm, được kiểm soát nghiêm ngặt và hạn chế xây dựng, phải giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, nhiều tháng trở lại đây, Khu Du lịch này đã bị xâm hại nghiêm trọng, làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có.Cụ thể, Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An đã khoan cắt núi Cái Hạ, được coi là ngọn núi thiêng trong khu vực này để mở đường, xây dựng những công trình kiên cố. Trong khi đó, mọi hoạt động xây dựng tại khu vực này đều chưa được cấp phép.
Ngọn núi (Cái Hạ) Huyền Vũ, xưa kia được các triều đại lập đàn kính thiên, là nơi thiêng liêng được thiên nhiên và con người trân trọng, gìn giữ. Nhưng tại đây, nhiều tháng qua đã bị tác động mạnh bởi bàn tay con người. Rất nhiều trụ cột bê tông được dựng lên với trên 2.000 bậc trải dài từ ngọn núi này qua ngọn núi khác, có chiều dài chừng 1 km. Công trình đường lên đàn kính thiên trên đỉnh núi Huyền Vũ (núi Cái Hạ) được doanh nghiệp xây dựng với quy mô lớn, hàng trăm cột bê tông được khoan, dựng trên đá tai mèo, hơn 2.000 bậc thang, hệ thống lan can, được lắp đặt với chiều dài con đường lên xuống.Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn xây dựng nhiều công trình phụ trợ, công trình vệ sinh công cộng rất phản cảm, xâm hại nghiêm trọng tới quần thể di tích.
Trong các lễ hội đầu Xuân, ước tính có tới hàng nghìn du khách/ngày đổ về khu vực này để thăm quan, chiêm ngưỡng, tỷ lệ với rác thải, chất thải và ô nhiễm tràn về. Trước thực tế này, nhiều cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã vào cuộc nhằm chấn chỉnh hành vi xây dựng, khai thác vùng lõi của di sản khi chưa được cấp phép.Cụ thể, UBND huyện Hoa Lư đã nhiều lần thanh kiểm tra, nhắc nhở doanh nghiệp chấp hành quy định của pháp luật trong việc xây dựng, khai thác khu du lịch.
Tuy nhiên, mọi động thái của chính quyền huyện Hoa Lư đều như muối bỏ biển. Thực tế là công trình vẫn được dựng lên, du khách vẫn đổ về, doanh nghiệp vẫn thu lợi.
Có thể thấy, việc tác động, khai thác Khu Du lịch Tràng An cổ là trái với quy định, xâm phạm nghiêm trọng đến hiện trạng ban đầu của khu di sản. Sở Du lịch Ninh Bình đã nhiều lần nhắc nhở, phối hợp với chính quyền địa phương thanh kiểm tra công trình, nhưng đến nay vẫn chưa có tiến triển.
Trước thực tế này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Chung Phụng bày tỏ quan điểm, tỉnh Ninh Bình rất nghiêm túc đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, đặc biệt là Quần thể Danh thắng Tràng An, nơi được coi là cốt lõi của kinh tế mũi nhọn du lịch Ninh Bình.Do vậy, mọi hành vi tác động trực tiếp, làm thay đổi diện mạo, hiện trạng khu vực này không theo quy định đều bị nghiêm cấm. Trước mắt, UBND tỉnh Ninh Bình sẽ tiến hành họp bàn về vấn đề này, yêu cầu đại diện doanh nghiệp giải trình và khắc phục những hành vi vi phạm trái với quy định./.
>>> Quần thể danh thắng Tràng An có thêm một tuyến đường thủy phục vụ du khách
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh nói gì về việc thu phí danh thắng Yên Tử
10:01' - 14/12/2017
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết về quy định thu phí, lệ phí, trong đó có việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử từ ngày 1/1/2018.
-
Tin ảnh
Ảnh đẹp Danh thắng Tam Cốc - Bích Động mùa lúa chín
07:51' - 14/06/2017
Trong dịp này, du khách đến Tam Cốc sẽ được chiêm ngưỡng màu vàng rực của lúa chín hòa với màu xanh của cây cối cùng không gian đá núi trùng điệp… tạo dấu ấn khó quên cho hành trình khám phá Ninh Bình
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy rừng tại Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
15:32' - 06/06/2017
Do ngọn lửa bùng phát ở địa điểm lưng chừng núi đá vôi nên lực lượng chữa cháy gặp nhiều khó khăn trong việc kéo vòi rồng và đưa các thiết bị chữa cháy lên để dập lửa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.