Quán xá đóng cửa phòng dịch, người dân chuyển sang mua, bán online
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ 0 giờ ngày 16/2, UBND thành phố Hà Nội quyết định đóng cửa tất cả các quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê và tạm dừng việc mở cửa các di tích, đình chùa, tôn giáo để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát nhanh trong cộng đồng.
Ngay trong ngày đầu thực hiện chỉ đạo này, lực lượng chức năng các phường trên địa bàn thành phố đồng loạt ra quân nhắc nhở, đề nghị, yêu cầu người dân đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê; đồng thời, không tiếp tục tụ tập ăn uống đông người. Theo quan sát của phóng viên TTXVN vào thời điểm buổi sáng, nhiều quán cà phê đồng loạt đóng cửa, thực hiện tốt yêu cầu của thành phố nhằm hạn chế tụ tập đông người. Một số quán cà phê vẫn mở nhưng chuyển sang hình thức bán mang về hoặc bán qua mạng. Tại đây chỉ còn lại các bạn nhân viên và không nhận khách ngồi tại quán. Anh Nguyễn Văn Hưng, chủ quán cà phê trong khu phố cổ cho biết, quán của anh đã dừng kinh doanh trực tiếp từ 0 giờ ngày 16/2 và chuyển qua hình thức bán online qua mạng. Khách muốn uống cà phê chỉ cần đặt qua app thì sẽ có shipper tới. “Vì thành phố yêu cầu đóng cửa để hạn chế dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng nên các chủ kinh doanh quán cà phê như chúng tôi đều hiểu và chấp hành nghiêm túc. Mặc dù đóng cửa sẽ làm giảm doanh thu nhưng nếu mở mà để dịch bùng phát dịch mạnh thì còn tổn thất nhiều hơn”, anh Hưng chia sẻ. Nhiều hàng quán bán đồ ăn chủ yếu đông shipper đến lấy hàng cho khách. Ít người dân tới quán ăn vì lo ngại dịch bệnh. Người dân lựa chọn mua hàng thông qua shipper Grab, Now… để không phải đến tận quán mua hàng. Điều này vừa làm giảm nguy cơ lây nhiễm vì đông người vừa bảo vệ chính người dân.Tuy nhiên, dạo qua một số tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, các hàng quán nhỏ lẻ trên vỉa hè vẫn còn đông khách, “quên” đóng cửa phòng dịch. Nhiều người không đeo khẩu trang vẫn tụ tập ăn sáng và uống trà đá cùng nhau. Khi lực lượng chức năng tới nhắc nhở, các chủ hàng quán mới tiến hành dọn dẹp và dừng hoạt động.
Thậm chí, một số hàng quán vẫn mở lén để bán cho khách, chỉ khi lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết yêu cầu đóng cửa ngay thì người dân mới dọn hàng vào trong.
Đơn cử, tại địa bàn phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), nơi tập trung nhiều quán ăn và cà phê, mặc dù, hầu hết các hàng quán đóng cửa theo lịch nghỉ Tết trước đó, song, trên tuyến phố Tô Hiệu, Nghĩa Tân và Hoàng Quốc Việt hiện vẫn còn lác đác một số quán cà phê, quán phở, quán bún cá mở cửa bán hàng, khách đến ăn khá đông. Hay tại quán cà phê tại phố Trung Hòa - Vũ Phạm Hàm, hệ thống quán The Coffee House tại phố Mạc Thái Tổ (quận Cầu Giấy) sáng 16/2 vẫn mở cửa bình thường và chưa tuân thủ quy định của thành phố. Phía bên trong quán nhiều khách ngồi uống cà phê không đảm bảo khoảng cách, không đeo khẩu trang. Một số quán phở vỉa hè trên phố Đội Cấn, Vũ Tông Phan vẫn tranh thủ mở cửa bán hàng và có đông khách ngồi ăn.Ngoài các quán ăn, cà phê, cũng trong ngày đầu thực hiện theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội, các di tích, đền, chùa nổi tiếng như: đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, di tích lịch sử Gò Đống Đa, đình Nam Đồng…, đều dán thông báo đóng cửa, dừng đón khách và phật tử tới lễ đầu năm; đồng thời dừng tổ chức lễ hội đầu Xuân. Một số người dân đi qua đền, chùa có dừng lại đứng lễ vọng nhưng đều đeo khẩu trang, đứng có khoảng cách với người bên cạnh.
Chị Nguyễn Quỳnh Anh (quận Tây Hồ) chia sẻ: “Tôi về quê mấy hôm Tết nên hôm nay mới tới được chùa, đền trên Hà Nội. Tôi cũng biết thành phố Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa hàng quán, di tích để phòng, chống dịch COVID-19 nên tôi chỉ đến đứng lễ ở ngoài cửa thật nhanh rồi về".Đi lễ chùa, đền đầu năm là để cầu mong cho năm mới bình an, thuận lợi, nhưng vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên người dân cần tự ý thức phòng tránh, bảo vệ bản thân mình cũng như cộng đồng xung quanh, không tụ tập đông người. Đặc biệt, các chủ hàng quán trên hè phố cần nâng cao ý thức, đóng cửa theo yêu cầu của thành phố, không tiếp tục buôn bán “chui” để tránh lực lượng chức năng.
Cùng với ý thức tự giác chấp hành của người dân, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội tăng cường kiểm tra và có chế tài mạnh mẽ hơn để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19./.
>>>Hà Nội: Chỉ đóng cửa quán ăn vỉa hè, khuyến khích hình thức bán mang về nhà
Tin liên quan
-
Đời sống
4 lưu ý an toàn không thể bỏ qua khi giao nhận hàng online mùa COVID-19
11:39' - 08/02/2021
Nhiều người lo ngại nguy cơ virus SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt gói hàng hay tiền mặt khi dùng dịch vụ giao hàng trong mùa dịch. Vậy làm sao để giao nhận hàng online an toàn giữa dịch COVID-19?
-
Thị trường
Cục Quản lý thị trường Hà Nội: Ngày nào cũng nhận được khiếu kiện về mua hàng online
19:27' - 21/01/2021
Ông Chu Xuân Kiên-Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho hay: Ngày nào Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng nhận được thông tin khiếu kiện của người dân về mua hàng online.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26'
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.