Quảng Ninh áp dụng công nghệ quản lý chất lượng trên nền tảng số
Tại tỉnh Quảng Ninh, để phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã và đang tập trung đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, bán hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số.
Thống kê từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh cho thấy, toàn tỉnh hiện có có 156 website về thương mại điện tử; trong đó, có 143 website có chức năng bán hàng và 5 website có chức năng là sàn giao dịch.
Thực hiện chủ trương số hóa nền kinh tế theo Chiến lược quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, 50% siêu thị, trung tâm mua sắm, cơ sở phân phối hiện đại, các hộ gia đình và cá nhân sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng; đồng thời, 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các phương tiện điện tử; 90% các giao dịch mua hàng trên website, ứng dụng thương mại điện tử có hoá đơn điện tử...Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với những chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử; cũng như thương mại điện tử xuyên biên giới để đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử gắn với hoạt động chuyển đổi số toàn diện.Đồng thời, thực hiện thông tin, hướng dẫn liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa sang các đối tác đã ký các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Theo đó, trong năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức trên 30 chương trình tập huấn, lớp đào tạo hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm phát triển hoạt động kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, Quảng Ninh hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử xuyên biên giới. Để tận dụng được lợi thế này, Quảng Ninh cần có sự chỉ đạo quyết liệt, nhất quán của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp.
Cùng đó, tăng cường sự tiếp cận với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương. Song song đó, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới, nâng cao tuyên truyền phổ biến pháp luật thương mại điện tử và có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thực tế, phát triển thương mại điện tử được cho là cơ sở để tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số hoàn thành mục tiêu đặt ra đến năm 2025, kinh tế số đạt 20% GRDP và đến năm 2030, kinh tế số đạt 30% GRDP của tỉnh
Ông Nguyễn Kiên, Giám đốc, Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh, cho hay, trong thời đại công nghệ 4.0, sự phát triển của các công cụ thương mại điện tử sẽ là nền tảng mang lại những đóng góp lớn cho tăng trưởng nền kinh tế. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp bán lẻ có thể tiếp cận, giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.Thời gian tới, phía trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia vào sàn thương mại điện tử uy tín. Cùng với đó, tiếp tục lồng ghép sàn thương mại điện tử tại các hoạt động hội chợ, triển lãm.
Để thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung phát triển hạ tầng thương mại số gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại. Địa phương này cũng đã có nhiều cuộc kết nối, trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng trên các kênh thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Voso…
Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Quảng Ninh.
Chỉ tính riêng trên sàn thương mại điện tử của Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh hiện đang giới thiệu 535 sản phẩm; trong đó, có 322 sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên (tương đương 96% sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh). Tất cả sản phẩm OCOP đạt chuẩn được đưa lên các sàn thương mại điện tử đều chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đầu năm 2023 đến nay có khoảng 180.016 nghìn lượt khách truy cập vào website về thương mại điện tử.Phản ánh thực tiễn từ doanh nghiệp, đại diện Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt Việt Nam cho biết, phía công ty đang tích cực tiếp cận với các hình thức để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới. Đây là cơ hội rất tốt để doanh nghiệp thúc đẩy, quảng bá các sản phẩm của công ty, tiếp cận với nhiều bạn hàng, thị trường mới hơn trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
21:30' - 02/11/2023
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1279/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút FDI vượt ngưỡng 3 tỷ USD
12:36' - 02/11/2023
Từ đầu năm đến ngày 31/10, tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút vào địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt 3,103 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh quy hoạch 9.360 ha biển để thu hút đầu tư nuôi trồng thủy sản
08:00' - 24/10/2023
Quảng Ninh đã xác định được 9.360 ha khu vực biển dự kiến thu hút các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, chiếm 20,2% tổng diện tích quy hoạch nuôi trồng thủy sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu và hải đảo
14:34'
Việc thực thi chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong hệ thống phân phối hiện đại mang lại nhiều thuận lợi nhờ các chính sách đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ.
-
Kinh tế & Xã hội
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt
13:54'
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cao hơn mức trung bình nhiều năm nhưng không gay gắt như các năm 2016, 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh bị tuyên án 30 năm tù giam
13:07'
Ngày 29/11, sau hơn tuần xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil tiến hành tuyên án đối với các bị cáo.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm Quốc tế Nội thất và Trang trí cảnh quan Việt Nam quy tụ 800 doanh nghiệp
12:48'
Vietnam Home & Garden Expo nằm trong chuỗi triển lãm xúc tiến thương mại quốc tế uy tín nhất trong năm với quy mô hơn 1,000 gian hàng, quy tụ 800 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Kinh tế & Xã hội
VinClub Golf 2024: Hành trình kết nối những giá trị tinh hoa
11:15'
Vừa qua, vòng chung kết VinClub Golf 2024 do VinClub tổ chức dành riêng cho thành viên hạng Kim Cương đã diễn ra thành công tại Vinpearl Golf Nha Trang, khép lại một mùa giải ấn tượng, nhiều cảm xúc.
-
Kinh tế & Xã hội
Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù với điểm đến du lịch
11:02'
Tỉnh Ninh Thuận đang tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm đến, gắn sản phẩm OCOP với các hoạt động du lịch, văn hóa.
-
Kinh tế & Xã hội
XSDNA 30/11. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 30/11/2024. SXDN ngày 30/11. SXDN hôm nay
10:55'
XSDNA 30/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 30/11. XSDNA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSDNA ngày 30/11. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 30/11/2024. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Bảy ngày 30/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đánh giá năng lực 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10:16'
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025. Kỳ thi diễn ra vào tháng 5/2025. Thời gian đăng ký dự thi từ 15/3 đến 15/4/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng cáo trực tuyến của Google rơi vào "tầm ngắm" của Cục Cạnh tranh Canada
09:36'
Ngày 28/11, Cục Cạnh tranh Canada tuyên bố sẽ đưa Google ra tòa, cáo buộc công ty này có "hành vi phản cạnh tranh" trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.