Quảng Ninh: Nơi đất lành chim đậu
Để tạo nên điểm nhấn khác biệt trong chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai đồng bộ 3 khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách thể chế, đào tạo nguồn nhân lực; đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế; cùng với đó nhanh chóng chuyển đổi phương thức phát triển theo hướng bền vững, nghĩa là chuyển từ “Nâu” sang “Xanh”.
Đó là mong muốn và cũng là kỳ vọng của người dân và các cấp chính quyền địa phương tại tỉnh Quảng Ninh, nơi được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”.
Chia sẻ về quan điểm và chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và cũng là lợi thế so sánh của Quảng Ninh với các địa phương khác trong vùng.Do đó, qua nhiều giai đoạn phát triển, tỉnh đã quyết định thay đổi mô hình tăng trưởng, từ sản xuất than, xây dựng, khai khoáng như trước đây để tập trung phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Đây là bước đi đúng đắn và thể hiện tư duy mới của địa phương, trong việc khai thác tiềm năng và thế mạnh từ tài nguyên du lịch.
Thực tế cho thấy, diện mạo của tỉnh Quảng Ninh đã và đang có rất nhiều đổi khác so với trước đây. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã tụ hội về đây để đầu tư, khai thác nhiều công trình, dự án có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới ngành du lịch như: VinGroup, Sun Group, FLC, BIM, Tuần Châu.…Cùng với đó, nhiều tập đoàn nước ngoài cũng hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý khách sạn, lữ hành, thậm chí là kinh doanh bất động sản. Điều đó khiến nhiều nhà đầu tư, ưu ái đặt tên cho tỉnh Quảng Ninh là nơi "đất lành chim đậu".
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, hướng tới xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, nơi có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại.Đồng thời, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Mục tiêu đề ra là đến năm 2020, tổng khách du lịch tới Quảng Ninh sẽ đạt từ 15 - 16 triệu lượt; trong đó, có 7 triệu khách quốc tế; tổng doanh thu đạt từ 30.000 - 40.000 tỷ đồng; thu ngân sách từ hoạt động du lịch đạt từ 10 - 15% thu nội địa, giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 người; đóng góp của ngành du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt từ 14% đến 15%. Ông Trịnh Đăng Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Ở nơi đây, chỗ nào cũng có thể làm được du lịch. Nếu trước đây, người dân chỉ quen với việc sản xuất than, thì nay họ đã chuyển hướng sang làm du lịch. Khái niệm về quà lưu niệm, hay làm các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, lưu trú, tham quan… là điều xa lạ, thì nay đã trở nên quen thuộc và dần ăn vào tâm thức của người dân. Điều này góp phần quan trọng vào sự thay đổi cơ cấu lao động và thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh”. Theo ông Thanh, có thể nói, hoạt động của tất cả các ngành kinh tế khác đều nhắm vào tập trung phát triển ngành du lịch. Ví dụ như Quảng Ninh hiện có trên 17.000 cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy hải sản và chế biến nông thổ sản. Tất cả những cơ sở này đều gắn với các hoạt động du lịch. Trong vài năm trở lại đây, tăng trưởng của ngành du lịch Quảng Ninh bình quân đạt khoảng 12%/năm; doanh thu tăng 20%/năm và tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động không chỉ của địa phương mà từ nhiều tỉnh, thành lân cận khác về đây cư ngụ. Nếu trước kia là ngành than thì nay ngành du lịch đang thu hút nhiều lực lượng lao động nhất. Riêng trong năm qua, ngành du lịch đã tạo ra hơn 100 nghìn việc làm mới cho người lao động liên quan trực tiếp và gián tiếp, ông Thanh cho biết thêm. Đánh giá về tình hình xúc tiến và thu hút đầu tư vào ngành du lịch Quảng Ninh, ông Trương Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho biết, các cấp chính quyền tạo khá nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.Trong 4 năm trở lại đây, không chỉ dành sự quan tâm mà các nhà đầu tư đã “đổ” về đây không ít tiền của vào các công trình, dự án cơ sở hạ tầng và bất động sản. Đã có khoảng 40 nghìn tỷ đồng được thu hút để đầu tư vào ngành du lịch gắn với bất động sản và các công trình hạ tầng; các thiết chế văn hóa xã hội khác…
Đây có thể coi là mức thu hút đầu tư kỷ lục của tỉnh Quảng Ninh từ trước tới nay. Tất cả các công trình hạ tầng ở Quảng Ninh đều gắn với du lịch. Chẳng hạn như đang xây dựng đường cao tốc kết nối từ Hải Phòng về Quảng Ninh hay đường cao tốc từ thành phố Hạ Long ra Móng Cái…. Mặc dù, các công trình hạ tầng giao thông này đều nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội nhưng cơ bản nhất vẫn là nhằm phát triển du lịch. Ngoài ra, các thiết chế văn hóa xã hội khác như bảo tàng, thư viện… cũng đang được đầu tư xây dựng. Điều này đã góp phần vào sự thay đổi diện mạo không gian đô thị cho toàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, giúp cho người dân thay đổi tư duy làm kinh tế. Không chỉ các nhà đầu tư lớn mới được quan tâm, ông Trịnh Đăng Thanh cho biết, Quảng Ninh rất coi trọng các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Bởi đây là đối tượng rất phù hợp và là hạt nhân quan trọng giúp thúc đẩy ngành du lịch Quảng Ninh vươn lên và vươn xa. Chủ trương của tỉnh là sẽ tạo các cơ chế, chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp quy mô nhỏ tham gia vào các loại hình dịch vụ, du lịch sinh thái và cộng đồng; tạo công ăn việc làm cho các hộ kinh doanh cá thể; tạo cơ hội cho các làng xóm, bà con hay những nhóm nhỏ tham gia làm du lịch. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn với những đột phá mang tính bước ngoặt giúp phát triển mạnh mẽ ngành du lịch Quảng Ninh, thì các doanh nghiệp, hộ dân doanh sẽ là những hạt cát nhỏ nhưng không thể thiếu để tạo nên bức tranh cát lớn của toàn ngành du lịch. Bằng nguồn ngân sách, chính quyền tỉnh Quảng Ninh hiện đang hỗ trợ các doanh nghiệp ngành du lịch trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể như đào tạo cho các thuyền viên trên tàu du lịch; đào tạo cho người dân tại các phường, xã để nâng cao kiến thức, hiểu biết và trình độ trong công tác hướng dẫn du lịch; mở các lớp ngoại ngữ để bà con được tiếp cận và đủ năng lực giao tiếp với du khách quốc tế… Đáng kể hơn, UBND và các sở, ngành có liên quan còn hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thuê đất, giúp họ có điều kiện tiếp cận với các quỹ đất nhanh chóng nhất, thông qua các trung tâm hành chính công, với nhiều quy trình, thủ tục hành chính được cắt giảm, lược bỏ giúp doanh nghiệp có được thông tin mình cần một cách minh bạch, công khai… "Điều này là yếu tố then chốt, giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra quyết định, khi họ thực sự cảm nhận được môi trường kinh doanh thân thiện, tin cậy và có tính khả thi trong kinh doanh." Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Trịnh Đăng Thanh nhấn mạnh./.>> Quảng Ninh đề xuất điều hành “đặc khu” Vân Đồn như quản trị doanh nghiệp
- Từ khóa :
- quảng ninh
- du lịch quảng ninh
- kinh tế quảng ninh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh đề xuất điều hành “đặc khu” Vân Đồn như quản trị doanh nghiệp
09:29' - 03/11/2017
Quảng Ninh mong muốn quản trị, điều hành ở “đặc khu” hành chính – kinh tế Vân Đồn theo hướng mô hình quản trị doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh đề xuất 12 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù đối với “đặc khu” Vân Đồn
09:43' - 02/11/2017
Việc xây dựng “đặc khu” hành chính – kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh chỉ xin cơ chế để phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh lên tiếng về tên gọi lễ hội "Carnaval Sun Hạ Long 2018"
18:48' - 01/11/2017
Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Hợp khẳng định: Lễ hội Carnaval Hạ Long sẽ không bị đổi tên như dự thảo của chương trình Năm Du lịch quốc gia 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thông qua Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn
18:21' - 27/10/2017
Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIII có nội dung quan trọng là thông qua Đề án đề nghị thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.