Quảng Trị thúc tiến độ dự án đầu tư xây dựng cảng biển
Thu hút đầu tư vào xây dựng cảng biển là một trong những ưu tiên của tỉnh Quảng Trị, nhằm phát triển dịch vụ vận tải, mạng lưới kho tàng bến bãi, dịch vụ logistics và đưa địa phương trở thành điểm trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực vào năm 2030. Tuy nhiên, các dự án đầu tư xây dựng cảng biển lại đang chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.
Khởi công... nhưng chưa thi công Ngày 27/2/2020, Công ty cổ phần Liên doanh cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ (MTIP) tổ chức khởi công xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy tại xã Hải An, huyện Hải Lăng thuộc Khu kinh tế ven biển Đông Nam Quảng Trị. Dự án có tổng mức đầu tư 14.234 tỷ đồng; trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 2.143 tỷ đồng, vốn huy động từ nguồn khác là 12.091 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ khi khởi công đến ngày 13/8/2021, MTIP vẫn chưa triển khai thi công dự án, dù UBND tỉnh Quảng Trị đã nhắc nhở và thậm chí ra văn bản cảnh báo. Điển hình là ngày 3/8/2021, UBND tỉnh Quảng Trị ra văn bản số 3352/UBND-CN gửi MTIP về việc cảnh báo việc chậm trễ tiến độ cam kết thi công xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy.Công văn này nêu rõ: Căn cứ các thông báo, văn bản chỉ đạo về tiến độ triển khai dự án và quy định pháp luật có liên quan, UBND tỉnh Quảng Trị cảnh báo MTIP đã không thực hiện đúng các nội dung như cam kết.
Khu bến cảng Mỹ Thủy là dự án động lực, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. Hơn 6 năm qua, tỉnh đã nỗ lực đồng hành cùng nhà đầu tư thực hiện nhưng tiến độ dự án rất chậm làm ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương.Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Trị không chấp nhận việc chậm trễ tiến độ thi công dự án và MTIP chịu trách nhiệm về những thiệt hại như đã cam kết với địa phương.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết, việc chậm trễ thực hiện dự án đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Người dân sống trong vùng dự án không thể xây dựng những công trình mới kiên cố, mà chủ yếu sửa chữa nhỏ để chống chọi với thời tiết.Thời gian quy hoạch, triển khai dự án quá dài cũng dẫn đến việc người dân gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Ngày 10/8/2021, Tổng Giám đốc MTIP Cho Gil Hyung tiếp tục cam kết với UBND tỉnh Quảng Trị sẽ hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đầu tư dự án vào cuối tháng 11 đầu tháng 12/2021; đồng thời, cam kết sẽ triển khai thi công các hạng mục bến cảng công vụ, cơ sở hạ tầng đồng bộ đi cùng như: san nền, giao thông nội bộ, kho bãi… từ tháng 10/2021. Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị Phạm Ngọc Minh cho biết, nguyên nhân dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy chậm tiến độ là nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên khó hoàn thành các thủ tục để triển khai dự án. Tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong khoảng thời gian ngắn nữa. Trong khi đó, dự án Bến cảng CFG Nam Cửa Việt cũng đã khởi công nhiều tháng nhưng chưa thể triển khai do vướng giải phóng mặt bằng. Cụ thể ngày 28/12/2019, Công ty Trách nhiệm hữu hạn CFG Quảng Trị đã tổ chức khởi công xây dựng Bến cảng CFG Nam Cửa Việt tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn gặp khó khăn do giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành. Dự án này có 86 hộ dân bị ảnh hưởng, hiện nay vẫn còn 4 hộ chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ để bàn giao mặt bằng. Ông Vũ Thành Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cho biết, 4 hộ dân chưa nhận đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt đã cơ bản đồng thuận với phương án do chính quyền đưa ra. Chính quyền địa phương phấn đấu chậm nhất đến trước ngày 30/8/2021 sẽ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án. Ngày 10/8/2021 UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã ra quyết định số 2093/QĐ-UBND về việc, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng CFG Nam Cửa Việt. Nội dung điều chỉnh dự án gồm: Tổng vốn đầu tư ban đầu từ 640 tỷ đồng còn 530 tỷ đồng, diện tích đất từ 18,75ha còn 16,9ha; quy mô từ 4 cầu cảng dài 510m còn 3 cầu cảng dài 390m. Di dời dân để mở rộng cảng Cửa Việt Cảng biển duy nhất hiện có của tỉnh Quảng Trị là cảng Cửa Việt ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đang quá tải và là “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường, do đường vào cảng này cũng chính là tuyến đường dân sinh vào Khu phố 6, thị trấn Cửa Việt có 68 hộ dân sinh sống tại đây từ sau năm 1975 đến nay. Thời gian qua, người dân ở khu phố này luôn phải sống chung với ô nhiễm bụi phát tán từ hoạt động sản xuất, tiếng ồn và nguy cơ mất an toàn do thường xuyên có xe ô tô tải trọng lớn chở hàng hóa ra vào cảng Cửa Việt.Bà Lê Thị Khuê, 57 tuổi - chủ cửa hàng bán cơm cho biết, cả đêm xe ô tô tải chở hàng ra vào bến cảng gây tiếng ồn lớn. Gia đình có quán bán cơm nhưng bụi nhiều nên không ai dám đến ăn đành phải phải đóng cửa.
Từ tháng 4 - 6/2021, người dân sinh sống ở Khu phố 6, thị trấn Cửa Việt đã nhiều lần búc xúc vì bụi phát tán từ hoạt động sản xuất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hợp Thịnh và Công ty cổ phần Cảng Cửa Việt ở Bến cảng Cửa Việt (công ty), ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.Do đó, người dân đã nhiều lần tập trung kiến nghị công ty khắc phục tình trạng bụi phát tán từ các mặt hàng như than, thạch cao… để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Sau khi tiếp thu ý kiến của người dân địa phương, hai công ty này đã cam kết bằng văn bản về việc chấm dứt tiếp nhận các mặt hàng gây ô nhiễm bụi gồm than, thạch cao, clinker, ti tan.Theo Thiếu tá Trần Minh Cường – Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt, cảng Cửa Việt có đặc thù là cảng dân sinh nên cần duy trì hoạt động sản xuất để phát triển kinh tế, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của người dân.
Từ cuối năm 2016, tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ giải phóng mặt bằng để mở rộng cảng Cửa Việt, nhằm di dời tái định cư 68 hộ dân sinh sống trong phạm vi quy hoạch mở rộng cảng biển này với số vốn hơn 60 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên dự án không thực hiện được. Tháng 5/2021, tỉnh Quảng Trị tiếp tục có chủ trương đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ giải phóng mặt bằng để mở rộng cảng Cửa Việt, tổng vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, thực hiện từ năm 2021 - 2024. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã yêu cầu, UBND huyện Gio Linh tổ chức thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư phục vụ di dời 68 hộ dân sinh sống trong khu vực cảng Cửa Việt, để khởi công dự án mở rộng cảng biển này trong tháng 10/2021; thống nhất về chủ trương mở rộng bãi tắm Cửa Việt và dành quỹ đất thương mại dịch vụ tại Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt để làm nơi kinh doanh, tạo việc làm ổn định sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án./.>>Quảng Trị nạo vét khẩn cấp khu neo đậu tàu thuyền Cửa Việt
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khánh Hòa lên phương án cho cảng cá Hòn Rớ hoạt động trở lại
08:27' - 13/08/2021
Đối với các tàu cá khi tham gia hoạt động tại cảng cá Hòn Rớ, trước khi tàu cập và rời cảng, chủ tàu hoặc thuyền phải gọi điện đăng ký trước ít nhất 1 giờ cho Ban quản lý cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng sẽ thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 15/8
14:59' - 12/08/2021
Bắt đầu 0 giờ ngày 15/8/2021, hệ thống thu phí sẽ tạm dừng hoạt động để cập nhật các thông tin của Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng. Dự kiến, việc cập nhật sẽ diễn ra trong 1 ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.