Quốc hội thông qua EVFTA: Xung lực giúp Việt Nam tái khởi động phục hồi kinh tế
Tại buổi họp đầu tiên giai đoạn 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV diễn ra sáng 8/6, Nghị quyết phê chuẩn thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được 100% số đại biểu tham gia biểu quyết tại hội trường tán thành, đánh dấu một thời khắc lịch sử trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn các đại biểu xung quanh cơ hội và thách thức từ Hiệp định EVFTA mang lại. *Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Thái Bình): Cơ hội đón nhận dòng đầu tư toàn cầu
Hiệp định EVFTA khi có hiệu lực sẽ tạo ra xung lực giúp Việt Nam tái khởi động phục hồi kinh tế. Chúng ta đều biết rằng vấn đề quan ngại nhất hiện nay là thị trường và với nền kinh tế của Việt Nam cần quan tâm là tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, phải lựa chọn nhà đầu tư có phân khúc cao hơn.
Chúng ta đều biết, các nhà đầu tư có chất lượng cao đều đến từ các nước phát triển và Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường lớn nhất của các nguồn lực đầu tư. Hiệp định EVFTA về cấp độ là Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới ở cấp độ cao. Tuy nhiên, xét về quy mô thì đây là thị trường tiềm năng cả về xuất khẩu và đầu tư. Việt Nam có điều kiện xuất khẩu nhưng cũng có thể gặp vướng mắc ở những giá trị cao hơn của hàng xuất khẩu. Bởi, thị trường này đòi hỏi giá trị cao thường gắn liền với giá trị gia tăng cao hơn. Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh Việt Nam vừa phải đứng trước yêu cầu phục hồi kinh tế vừa đứng trước yêu cầu tự chủ của nền kinh tế Việt Nam nên khi có một đường cao tốc Việt Nam-EU này sẽ đáp ứng được mục tiêu phát triển và đa dạng hoá thị trường, tăng cường tính tự chủ cũng như thu hút làn sóng đầu tư mới. Không phải chỉ EU đầu tư vào Việt Nam mà còn có các nước khác cũng sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU. Đây là cơ hội để đón nhận dòng đầu tư toàn cầu chứ không chỉ riêng với EU. Thách thức về cạnh tranh bao giờ cũng đi cùng với sự hợp tác. Đó là hai mặt của vấn đề. EU và Việt Nam khác với các thị trường khác là ít có sự cạnh tranh trực diện mà tính chất bổ sung thể hiện khá rõ. Vì vậy, dễ có điều kiện liên kết bổ trợ cho nhau. Chúng tôi kỳ vọng đây là động lực cho sự phát triển, liên kết và làn sóng đầu tư giúp Việt Nam vượt lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù vậy, thách thức cũng vô cùng lớn vì muốn làm ăn với châu Âu thì thể chế phải chuẩn mực, vươn tới đạt chuẩn về môi trường, lao động. Riêng về làm ăn với EU, doanh nghiệp Việt Nam sẽ trưởng thành hơn, nâng cấp hơn và đó là tác động vô cùng lớn. Trong thời gian trước mắt, doanh nghiệp phải làm sao để hàng hoá đảm bảo tỷ lệ đầu vào khi xuất khẩu sang châu Âu, sử dụng phần lớn tỷ lệ nội địa của các nước hay cộng đồng châu Âu. Điều này đòi hỏi thách thức tái cấu trúc nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất của Việt Nam. Đến thời điểm này nguyên vật liệu của Việt Nam vẫn chủ yếu nhập từ Trung Quốc và kể từ nay đòi hỏi phải phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng như liên kết với doanh nghiệp châu Âu để đáp ứng đủ nguồn nguyên vật liệu này. Đây là thách thức với Việt Nam trong ngắn hạn nhưng sẽ là động lực để phát triển, nhất là về công nghiệp hỗ trợ, tự chủ trong phát triển kinh tế trong tương lai. Đại biểu Dương Minh Tuấn (Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu): Tập trung vào truy xuất nguồn gốcEVFTA là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có thời gian đàm phán kéo dài gần 10 năm, phải thương thảo với nhiều đối tác trong Liên minh châu Âu gồm 28 quốc gia và hiện nay không kể Anh là 27 quốc gia. Vì thế các vấn đề liên quan, cam kết trong EVFTA có rất nhiều nội dung phải trao đổi, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng bằng sự nỗ lực của Chính phủ, vai trò chủ đạo Bộ Công Thương chúng ta đã ký kết được Hiệp định. Có thể nói, EVFTA vừa giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Hơn nữa, EVFTA thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam vào EU - một khu vực thị trường yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa và chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận được hàng hóa châu Âu với giá cả và chất lượng tốt, doanh nghiệp trong nước có điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tuy vậy, để tận dụng được các cơ hội này, trong quá trình thực thi EVFTA, đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi kinh doanh… để tiếp cận các dòng đầu tư thuận lợi nhất. Sáng nay Quốc hội đã thông qua Hiệp định EVFTA với tỷ lệ tán thành khá cao. Tôi cho rằng đây là cơ hội lớn với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội vẫn còn nhiều thách thức mà các doanh nghiệp cần phải tính toán khi tham gia Hiệp định. Đặc biệt, vai trò hỗ trợ của cơ quan Nhà nước có một số vấn đề cần quan tâm, trước tiên là truy xuất nguồn gốc bởi một số doanh nghiệp Việt Nam cần chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu mới có thể hội nhập hiệu quả. Bản thân các ngành nghề cũng phải lưu ý vấn đề này và cơ quan Nhà nước cũng cần hết sức hỗ trợ để sớm có văn bản hướng dẫn để doanh nghiệp triển khai tốt hơn trong lĩnh vực này. Để tận dụng hiệu quả EVFTA cần xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật cần ban hành, đồng thời đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến về những cơ hội mà các FTA mang lại. *Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Đoàn Thanh Hoá): Hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu hội nhậpHiệp định EVFTA là Hiệp định hết sức quan trọng giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Việt Nam đã có khoảng thời gian chuẩn bị rất dài và các điều kiện cũng đã sẵn sàng.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam từ hiến pháp đến các đạo luật đã hướng theo để hội nhập và đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Đặc biệt, EVFTA đã thể hiện những nguyên tắc cơ bản của quá trình hội nhập như vậy. Đây là Hiệp định rất có lợi vì Việt Nam là nước có tốc độ phát triển chậm nên vấn đề quan trọng là phải hoàn thiện thể chế để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Ngoài ra, Việt Nam cần điều chỉnh những vấn đề chưa đáp ứng được tiêu chuẩn căn bản của các công ước quốc tế. Vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp siêu nhỏ, thậm chí cả người dân để khi tham gia Hiệp định rồi phải thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn cơ bản về lao động và hàng hoá. Điều này sẽ góp phần hội nhập hiệu quả cũng như tăng thêm tỷ trọng xuất khẩu ra thị trường châu Âu. Đây cũng là một bước thử thách để doanh nghiệp bơi ra biển lớn, rất lợi thế cho Việt Nam nhưng cũng rất thách thức. *Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình): Động lực phát triển kinh tếEVFTA là Hiệp định hết sức quan trọng nhằm tạo sự liên kết giữa Việt Nam với các nước trên thế giới giúp Việt Nam có thể thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và ngược lại. Đây là những động lực hết sức quan trọng để phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi tham gia Hiệp định EVFTA sẽ gặp phải khó khăn như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp thế giới rất khập khiễng. Phần lớn doanh nghiệp nước ngoài đều là doanh nghiệp lớn còn doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ là vừa và nhỏ, yếu hơn rất nhiều so với doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài. Vì vậy, sức cạnh tranh rất khó khăn. Hi vọng trong tương lai đây là con đường mở cửa để các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh và có sức cạnh tranh lớn hơn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tăng thêm nguồn lực để phục hồi và phát triển
16:17' - 28/05/2020
Ngày 28/5, đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN xung quanh nội dung về nguồn lực giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Luật PPP phải đảm bảo bình đẳng và thực chất
16:37' - 27/05/2020
Luật Đầu tư PPP tôi vẫn có quan điểm rõ ràng, là đối tác công tư phải đảm bảo bình đẳng và thực chất, tránh tình trạng chỉ nói trên giấy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.