Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu đã được Quốc hội quyết định, trong đó tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.
Một số chỉ tiêu khác cũng được thông qua như: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,3-5,4%; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 25-26%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 29-29,5%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%... Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, các chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đặt ra trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2025, bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở ước thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 dự kiến đạt khoảng 6,8% và dự báo bối cảnh thế giới, trong nước còn khó khăn, thách thức, tác động đến kinh tế nước ta, dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5% thể hiện quyết tâm của Chính phủ tiếp tục phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -2025. Giải trình ý kiến đại biểu đề nghị chỉ tiêu CPI tăng dưới 4,5%, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, theo báo cáo của Chính phủ, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm ước tăng dưới 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2024 là từ 4-4,5%.Trên cơ sở đánh giá áp lực lạm phát từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế, trong đó nhận định áp lực lạm phát tiếp tục cần được theo dõi sát, đặc biệt là trước biến động giá cả thế giới, tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.
Việc Chính phủ đề xuất chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2025 khoảng 4,5% vừa bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời tạo không gian điều hành chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế; phấn đấu năm 2025, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt khoảng 55%.
Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội giữ vai trò kiến tạo, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường kiểm tra, giám sát và trách nhiệm giải trình; không để đùn đẩy trách nhiệm, kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, Quốc hội yêu cầu.
Nghị quyết nêu rõ, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hơn nữa tháo gỡ thể chế, sớm khắc phục các điểm nghẽn, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia; phấn đấu hoàn thành thủ tục và khởi công đầu tư trong năm 2025 đối với tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng và đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hoàn thiện thủ tục đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Nghị quyết cũng xác định, đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả; tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành, đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp lớn dân tộc; tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác, nhất là với doanh nghiệp nhà nước; tổ chức triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2023; phấn đấu năm 2025, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt khoảng 55%, Quốc hội yêu cầu.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội đề nghị "nói đi đôi với làm và làm ngay"
18:30' - 12/11/2024
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Phủ sóng 4G ở Việt Nam đã tiệm cận các nước phát triển
16:03' - 12/11/2024
Hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý, phát triển hạ tầng số, đã được đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong phiên chất vấn ngày 12/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Xem xét trách nhiệm tổng biên tập nếu để phóng viên vi phạm
13:06' - 12/11/2024
Hàng loạt vấn đề về quản lý, phát triển báo chí trong chuyển đổi số đã được đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong phiên chất vấn sáng 12/11.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp
22:31' - 03/12/2024
Bộ Công Thương cho biết, do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp nên có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X: Viết nên câu chuyện Việt Nam trong kỷ nguyên mới
22:19' - 03/12/2024
Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại là sự kiện quan trọng, một diễn đàn đầy ý nghĩa nhằm tôn vinh những đóng góp xuất sắc của các cá nhân, tập thể trong công tác thông tin đối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại Phiên họp thứ nhất
21:56' - 03/12/2024
Ban Chỉ đạo về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa ra Thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân cần phải tính đến trong dài hạn và là tất yếu
21:10' - 03/12/2024
Điện hạt nhân cần phải tính đến trong dài hạn và là tất yếu, không có cách nào khác. Chủ trương phát triển điện hạt nhân này cần xem xét một cách mạnh mẽ, khẩn trương và quyết liệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc
19:04' - 03/12/2024
Tọa đàm, giới thiệu môi trường đầu tư tỉnh Lạng Sơn đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư Quảng Tây và nhiều địa phương khác của Trung Quốc đã diễn ra chiều 3/12.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài tại các địa phương mới đạt hơn 30%
18:49' - 03/12/2024
Chiều 3/12, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức Hội nghị trực tuyến với 53 địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 11 tháng và các biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất thông tin giữa Việt Nam và Cuba
18:19' - 03/12/2024
Chiều 3/12, Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Tuấn Hùng đã làm việc với Đoàn đại biểu Báo Granma, do ông Oscar Alberto Sanchez Serra, Phó Tổng Biên tập, làm Trưởng đoàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chủ trương nâng cấp Quốc lộ 1A
17:27' - 03/12/2024
UBND thành phố Hà Nội vừa đề xuất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến hết địa phận huyện Gia Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
15:40' - 03/12/2024
Trước diễn biến phức tạp của bệnh truyền nhiễm việc việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ là hết sức cấp thiết để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.