Quy định mới của Mỹ gây khó cho cá tra Việt Nam
Sau nhiều rào cản thương mại mà phía Mỹ đặt ra đối với cá tra Việt Nam như dán nhãn tên gọi theo yêu cầu của Mỹ, áp thuế chống bán phá giá hay quy định ký quỹ cho sản phẩm cá tra trước khi vào thị trường Mỹ...
Đầu tháng 12/2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ lại đưa sản phẩm cá tra Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan thanh tra và an toàn thực phẩm (FSIS) thay vì thuộc phạm vi quản lý của của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) như trước đây.
Theo đó, kể từ ngày 1/9/2017, sản phẩm cá tra của Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải được chứng nhận Tiêu chuẩn tương đồng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Theo ông John P. Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Mỹ, quy định này áp lên cá tra đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ thông qua và đưa vào quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ như thịt và các sản phẩm thịt.
Cụ thể, tất cả các loại cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cá tra và cá ba sa của Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giám sát của FSIS.
FSIS giám sát chặt chẽ từ khâu tạo giống, thức ăn chăn nuôi, các loại kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi, các quy trình, hệ thống của nhà máy chế biến, đóng gói, dán nhãn, ghi rõ trọng lượng phi lê, trọng lượng nước, vận chuyển, kho nhập khẩu, phân phối ra thị trường Mỹ đến hệ thống các nhà hàng Mỹ sử dụng sản phẩm cá tra phục vụ thực khách tại Mỹ.
Tất cả các khâu này phải được cơ quan ủy quyền của FSIS thực hiện, đánh giá và chứng nhận.
Đồng thời, các quy trình này cũng phải nhận được chứng nhận phối hợp từ phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì sản phẩm mới được thông qua.
Sau khi có hiệu lực từ tháng 3/2016, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam có thêm 18 tháng chuẩn bị đáp ứng các quy định của FSIS.
“Một khoảng thời gian quá ngắn để các doanh nghiệp tìm hiểu và vận hành phù hợp với yêu cầu khắt khe của Mỹ”, ông Nguyễn Phước Bửu Huy, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II chia sẻ.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, quy định này sẽ gây khó khăn cho con cá tra Việt Nam cũng như nhiều loại cá da trơn khác.
Phía người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu của Mỹ sẽ không được quyền lựa chọn sản phẩm mà họ muốn. Thực chất việc ra quyết định này của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hoàn toàn trái với nguyên tắc của WTO.
Trước tháng 3/2016, Việt Nam phải cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh hiện đang xuất khẩu, cũng như văn bản đã tuân thủ theo quy định nhập khẩu hiện hành của FDA, ông Trương Đình Hòe cho biết.
Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu như tiêu chuẩn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản), GlobalGAP (Thực hành thủy sản tốt toàn cầu) và các tiêu chuẩn khác của thị trường Mỹ như BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), FarmBill (Luật Nông trại Mỹ)…
Trước mắt, các doanh nghiệp vẫn thực hiện xuất khẩu bình thường sang thị trường Mỹ cho đến ngày 1/9/2017. Tuy nhiên, trước quy định mới trên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về các quy định của Mỹ, đồng thời chuẩn bị để thích ứng với yêu cầu của thị trường Mỹ.
Đặc biệt, các doanh nghiệp phải tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu để không thụ động với từng thị trường. Chính phủ Việt Nam cũng cần có giải pháp để Chính phủ Mỹ công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tránh sự áp đặt kinh tế quốc gia khác lên kinh tế Việt Nam của Mỹ, Nguyễn Phước Bửu Huy, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II cho biết.
Theo ông John Connelly, quy định này trái với các tiêu chí của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vì vậy, phía Việt Nam vừa tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra chế biến sang Mỹ vừa theo dõi tiến trình của quy định này.
Trong trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ kiểm tra, giám sát các khâu sản xuất, chế biến cá tra của Việt Nam mà không cấp chứng nhận tiêu chuẩn tương đồng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dựa vào hai tiêu chí “sản phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và không làm hạn chế thương mại của hàng nhập khẩu” gửi hồ sơ phản đối lên WTO để được xem xét.
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các luật sư, tư vấn của Việt Nam và các phòng ban chức năng của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ làm việc với các tờ báo lớn của Mỹ như “New York Times”, “Wall Street Journal” đưa tin, bài phản đối quy định này, ông Đào Trần Nhân, Tham tán công sứ thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết./.
Hồng Nhung/TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Không để xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ bị gián đoạn
17:00' - 05/12/2015
Do thời gian Hoa Kỳ áp dụng quy định mới rất gấp nên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng như hệ thống quản lý nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam phản đối cơ chế giám sát của Hoa Kỳ đối với cá tra, cá ba sa
18:03' - 30/11/2015
Việt Nam lo ngại cơ chế này sẽ trở thành một hàng rào thương mại phi thuế quan, tác động nghiêm trọng tới xuất khẩu của Việt Nam và đời sống của nhiều người nông dân Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt các quy định mới về cung cấp cá da trơn
13:27' - 27/11/2015
Quy định mới này được các chuyên gia nhìn nhận sẽ tác động tới các nhà cung cấp nước ngoài cũng như các nhà sản xuất của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thịt mát đang được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng
17:49' - 12/08/2022
Sản phẩm từ công nghệ thịt mát đang ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng bởi chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu giết mổ, sơ chế đến khâu đóng gói, bảo quản.
-
Thị trường
Thêm 2 tàu chở ngũ cốc rời Ukraine
15:43' - 12/08/2022
Ngày 12/8, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay có thêm 2 tàu chở ngũ cốc đã rời các cảng của Ukraine.
-
Thị trường
Moskva yêu cầu phương Tây tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lương thực của Nga
11:14' - 12/08/2022
Ngày 11/8, Nga yêu cầu các nước phương Tây góp phần thực hiện đầy đủ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ký kết ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), trong đó có hoạt động xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.
-
Thị trường
OPEC lần thứ ba hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2022
07:37' - 12/08/2022
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2022 lần thứ ba kể từ tháng 4/2022.
-
Thị trường
Giá xăng tiếp tục giảm gần 1.000 đồng/lít
14:59' - 11/08/2022
Giá xăng E5RON92 không cao hơn 23.725 đồng/lít, giảm 904 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Giá xăng RON95-III không cao hơn 24.669 đồng/lít, giảm 939 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành.
-
Thị trường
Giá thực phẩm tại Nhật Bản dự kiến tiếp tục tăng
14:31' - 11/08/2022
Giá thực phẩm tại Nhật Bản có thể tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022, theo đó hơn 10.000 mặt hàng sẽ tăng giá từ tháng 8 này do chi phí nhập khẩu nguyên liệu đắt đỏ hơn do đồng yen suy yếu.
-
Thị trường
Khai mạc chuỗi Triển lãm quốc tế về thực phẩm và đồ uống
12:11' - 11/08/2022
Chuỗi triển lãm khoảng 350 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ với quy mô 400 gian hàng trưng bày quảng bá sản phẩm - thương hiệu, giới thiệu máy móc thiết bị, công nghệ chế biến...
-
Thị trường
Hạn hán đe dọa sản xuất sữa ở Bỉ
08:44' - 11/08/2022
Cùng với nhiều quốc gia châu Âu khác, mùa Hè năm nay, nắng nóng và khô hạn trải dài trên khắp nước Bỉ. Các nhà sản xuất sữa đang lo ngại sản lượng bị ảnh hưởng do thời tiết hanh khô.
-
Thị trường
Hơn 100 gian hàng tham gia Tuần hàng tư vấn, giới thiệu sản phẩm OCOP
19:26' - 10/08/2022
Ngày 10/8 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng- Hà Nội), diễn ra Lễ khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2022.